Smartphone

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus
id="post_message_12929494">
Ngày 19/10 năm nay chắc hẳn là một ngày đáng nhớ của cộng động những người dùng Android trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Lý do ư, vì nó là ngày Google chính thức giới thiệu hệ điều hành Android phiên bản 4.0 Ice Cream Sandwich ra thị trường. Không chỉ ra mắt phần mềm, Google cũng cùng lúc trình làng chiếc điện thoại Nexus mới nhất của hãng, mang tên Galaxy Nexus. Sản phẩm do Samsung sản xuất, và là thiết bị di động đầu tiên sử dụng nền tảng Android 4.0. Mình đã có may mắn được sử dụng Galaxy Nexus trong một tuần qua, và xin chia sẻ cùng các bạn những trải nghiệm thú vị với chiếc điện thoại đang rất "hot" này.

Thiết kế phần cứng

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Điện thoại thông minh màn hình lớn đang là xu hướng của thị trường di động thế giới, vì thế không có gì ngạc nhiên khi Galaxy Nexus nằm trong số những mẫu điện thoại lớn nhất hiện nay. Tất nhiên, nó không khủng như Galaxy Note, và vẫn đứng sau HTC Sensation XL/Titan về kích thước màn hình, nhưng chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được độ lớn của máy khi cầm trên tay. Là sản phẩm Nexus thứ hai mà Samsung sản xuất cho Google nên Galaxy Nexus mang rất nhiều dáng dấp của người tiền nhiệm Nexus S (chỉ đáng tiếc một điều là Nexus S chưa bao giờ nằm trong số những sản phẩm di động có kiểu dáng đẹp Samsung).

Máy có thiết kế bo tròn các góc mềm mại, Samsung tiếp tục sử dụng chất liệu nhựa cho Galaxy Nexus. Ưu điểm của nhựa là giúp giảm trọng lượng máy (kích thước ba chiều của máy là 135.5 x 67.9 x 8.9 mm nhưng chỉ nặng 135g), tuy nhiên vật liệu này lại ít nhiều làm giảm sự sang trọng của một sản phẩm cao cấp. Máy không đến mức ọp ẹp, nhưng khi ấn tay vào nắp lưng ta vẫn có cảm giác nó bị lõm vào một chút, giá như Samsung cho nó một cái nắp lưng kim loại thì mình sẽ ứng ý hơn nhiều. Ít ra thì màu đen/xám đen mạnh mẽ và lớp vỏ chống bám vân tay cũng giúp Galaxy Nexus gỡ gạc phần nào điểm số về thiết kế bên ngoài.

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Nhìn vào mặt trước, Galaxy Nexus hầu như không khác gì người anh Nexus S, ngoại trừ việc không hề có một phím bấm nào, kể cả phím vật lý và cảm ứng. Vẫn là mặt kính cong quen thuộc, được Google quảng cáo là giúp người dùng thực hiện cuộc gọi tốt hơn do máy ôm sát vào mặt. Cá nhân mình thì thấy ưu điểm này là có, nhưng không thật sự đáng kể, mình vẫn nghe gọi rất thoải mái với những thiết bị phẳng thông thường. Màn hình cảm ứng thoạt nhìn có vẻ như được đặt ở trung tâm của mặt trước, nhưng thực tế nó hơi xích xuống phía dưới. Đây là chủ ý thiết kế của Google, để phần màn hình hiển thị được cân đối ở giữa máy khi bật lên. Phía trên màn hình ta có khe loa, các cảm biến và camera phụ 1.3mp, trong khi phía dưới hoàn toàn trơn láng, chỉ có một đèn LED báo hiệu được dấu vào trong, và chỉ phát sáng khi có tin nhắn hay email.

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Mặt sau của Galaxy Nexus cũng được vuốt cong nhẹ, tương ứng với mặt trước. Chính giữa phía trên ta có khu vực camera, với cảm biến 5mp và đèn flash LED. Ngay phía dưới ta có logo Google, thấp hơn nữa là logo của Samsung, và cuối cùng là "cái bướu", nét đặc trưng của các thiết bị cao cấp dòng Galaxy của Samsung. Loa ngoài được đặt bên trên cái bướu, nhưng do thiết kế vát dần về cạnh nên vẫn có đủ chỗ trống để âm thanh thoát ra khi bạn đặt máy trên bền mặt nằm ngang. Chất lượng loa ngoài ổn, âm thanh không quá to nhưng trong, ít rè. Micro chống ồn của máy được giấu khéo léo ở mép trên của nắp pin, thay vì để lộ hẳn ra ngoài như thông thường.

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Không giống như Galaxy Note hay Galaxy S II, Samsung đã chuyển jack tai nghe 3.5mm của Galaxy Nexus xuống cạnh dưới, để dành cạnh trên máy hoàn toàn trống. Cạnh phải ta có nút nguồn ở phía trên và bộ điểm tiếp xúc với chân đế ở phía dưới, máy không có nút chụp ảnh vật lý. Cạnh trái chỉ có nút tăng giảm âm lượng được thiết kế liền nhau. Có một điểm cải tiến đáng khen của Samsung là đã dời nút âm lượng xuống thấp hơn một chút, để hạn chế tình trạng cùng bấm nút nguồn và âm lượng khi cầm máy bằng một tay. Cạnh dưới của máy bao gồm cổng kết nối microUSB, micro thoại và jack 3.5mm. Thiết kế vát đều các cạnh của Galaxy Nexus giúp máy ôm vào tay hơn và giảm đau tay khi sử dụng trong một thời gian dài.

Màn hình hiển thị

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Galaxy Nexus là sản phẩm thứ hai, bên cạnh Galaxy Note, sử dụng màn hình HD Super AMOLED với công nghệ PenTile. Độ tương phản và no màu của màn hình rất cao, các màu nóng được hiển thị rực rỡ và sống động, trong khi màu đen thì hoàn toàn đen (khác với màn hình LCD/S-LCD, màu đen chỉ là màu xám đậm). Độ phân giải HD (1.280 x 720 pixel) giúp cho màn hình mịn màng, không còn hiện tượng rỗ, các biểu tượng ứng dụng hiển thị sắc nét và đẹp. Góc nhìn của màn hình trên Galaxy Nexus cũng rất tốt, ngay cả khi nhìn từ những góc nghiêng nhỏ dưới 30 độ thì màu sắc của hình ảnh và biểu tượng vẫn gần như nguyên vẹn.

Duy chỉ có một điểm mình không thích ở màn hình của Galaxy Nexus là nó hơi tối, ngay cả khi đã chỉnh độ sáng cao nhất. Vì thế, một nền trắng hoàn toàn trên màn hình sẽ có màu hơi ngả vàng, và khi thay đổi góc nhìn một chút thì nó ngả xanh. Có thể nói đây là "bệnh" chung của màn hình AMOLED/Super AMOLED, nhưng hãy yên tâm, với một tấm hình đa sắc bình thường thì bạn khó có thể nhận ra sự thay đổi này, và trải nghiệm xem hình/phim của các bạn vẫn được đảm bảo tốt.

Kích thước màn hình 4.65", kết hợp với độ phân giải cao nhất trên smartphone hiện nay, cung cấp cho bạn một diện tích làm việc rộng rãi. Mở e-mail hay một trang web nào đó, bạn sẽ đọc được nhiều nội dung hơn với font chữ lớn vừa phải, qua đó giảm số lần phải cuộn xuống cũng như phóng to để đọc nội dung. Việc nhập liệu trên Galaxy Nexus cũng rất tốt, mình hầu như không gặp khó khăn gì khi thao tác trên bàn phím ảo.

Camera
Galaxy Nexus có nhiều điểm mạnh, song chụp hình và quay phim chắc chắn không nằm trong số đó. Điều đầu tiên làm mình ngạc nhiên về Nexus là việc Google và Samsung chỉ trang bị cho nó một chiếc camera 5mp, trong khi hầu hết những sản phẩm di động lõi kép mới nhất đều đã được nâng lên 8mp. Hình chụp từ Nexus dù trong điều kiện đủ sáng cũng chỉ dừng lại ở mức chấp nhận được, còn nếu thiếu sáng nhiều và phải dùng đèn flash thì chất lượng ảnh rất tệ. Nếu bạn là một người thích chụp hình, hoặc có yêu cầu cao về chất lượng ảnh chụp ngay cả với một chiếc điện thoại thì Galaxy Nexus có thể sẽ làm bạn thất vọng.

Điểm gỡ gạc đáng kể nhất về camera của Galaxy Nexus chính là giao diện ứng dụng chụp hình được làm mới và tốc độ chụp được tăng lên đáng kể. Máy bắt ảnh gần như là tức thì sau khi ấn nút chụp, thật không quá lời khi nói Nexus là một trong những thiết bị di động chụp ảnh nhanh nhất hiện nay. Mình đã so sánh tốc độ chụp của Nexus với iPhone 4S thì thấy rằng sản phẩm của Samsung có phần nhỉnh hơn. Để khóa tiêu cự và phơi sáng, bạn ấn giữa phím chụp khoảng 2 giây trước khi thả tay.

Giao diện chụp hình của Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Giao diện chụp hình của Nexus được làm mới theo phương châm đơn giản, tiện dụng. Ở màn hình chính của camera, bạn có thể tùy chọn ba chế độ: chụp hình, quay phim và chụp panorama. Ở chế độ chụp, bạn được cung cấp kha khá những tính năng thường thấy trên máy ảnh du lịch như cân bằng sáng, bù sáng, gắn tag vị trí và thay đổi các chế độ chụp (ban ngày, ban đêm...). Khi chuyển qua quay phim, máy cung cấp thêm một số hiệu ứng nhận diện khuôn mặt và phông nền khá vui nhộn. Đặc biệt, mình thích tính năng Time-lapse có sẵn trên camera mà không cần cài phần mềm bên thứ 3. Camera chính hỗ trợ chuẩn quay tối đa là Full HD 1080p (tại 30fps), còn camera phụ chỉ là HD 720p. Với chế độ chụp panorama, bạn không có bất kỳ tùy chỉnh nào, chỉ đơn giản là ấn nút chụp và quét camera theo phương ngang.

Ngoài ra, Android 4.0 cung cấp sẵn tính năng chỉnh sửa hình ảnh trong Gallery và một ứng dụng độc lập có tên Movie Studio để chỉnh sửa video. Do là phần mềm mặc định nên tính năng của chúng khá hạn chế, và tốt nhất là bạn nên xuất nội dung ra máy tính để chỉnh sửa bằng những phần mềm chuyên nghiệp hơn. Dưới đây là một số hình chụp và video thực hiện với Galaxy Nexus, tất cả đều là màu gốc, không qua chỉnh sửa.

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus


Hệ điều hành
Và rốt cuộc thì cũng đã đến phần mà tất cả chúng ta đều mong chờ, hệ điều hành Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Galaxy Nexus sẽ không được ai chú ý đến, nếu như nó không phải là thiết bị di động đầu tiên chạy phiên bản Android mới nhất của Google. Là hệ điều hành hợp nhất giữa điện thoại thông minh và máy tính bảng nên Ice Cream Sandwich có nhiều điểm khác biệt về giao diện và cách tổ chức so với Gingerbread hay Honeycomb. Tinh Tế sẽ có một bài đánh giá chi tiết hệ điều hành Android 4.0, vì thế trong phần này mình sẽ chỉ giới thiệu với các bạn một số điểm thú vị mà mình có cơ hội trải nghiệm với ICS trong một tuần qua.

Đầu tiên, đó là chức năng mở khóa màn hình bằng cách nhận diện khuôn mặt. Khi kích hoạt tính năng này, máy sẽ lưu khuôn mặt của bạn (được chụp bằng camera phụ) và sử dụng nó để đối chiếu mỗi khi bạn muốn mở máy. Mới nghe qua thì có vẻ hay ho, nhưng theo mình tính tiện dụng của nó chưa cao. Chức năng nhận diện khuôn mặt để mở khóa chỉ có thể áp dụng được với những điện thoại có camera phụ, khi mở máy phải có đủ ánh sáng và ánh sáng đó không được quá khác biệt so với ánh sáng lúc thiết lập mật mã (ví dụ: thiết lập mật mã trong nhà, nhưng ra ngoài ánh sáng mạnh để mở máy, khả năng máy không nhận diện được là khá cao).

Sự khác biệt thứ hai dễ nhận thấy ở ICS là màn hình home đã được thiết kế lại. Cạnh dưới của màn hình bây giờ là vị trí của ba phím điều khiển chính, bao gồm phím Back, Home và phím đa nhiệm, tất cả đều là phím cảm ứng. Mình khá hài lòng về phím đa nhiệm, vì tốc độ truy cập nhanh, bạn không còn phải ấn giữ phím Home như trên Android 2.3. Để tắt một ứng dụng đang chạy trong màn hình đa nhiệm, bạn chỉ cần quét biểu tượng của nó qua bên phải là xong.

Google cung cấp cho người dùng một thanh dock có năm vị trí, chính giữa là phím Menu mặc định, bốn chỗ trống còn lại bạn có thể tùy ý đặt những ứng dụng hay dùng. Galaxy Nexus là sản phẩm được Google đặt hàng Samsung sản xuất, nên sử dụng giao diện người dùng chuẩn của Android. Giao diện này khá giản dị, bạn có năm màn hình home để đặt các widget và ứng dụng. Một điểm đặc biệt trên màn hình home của Android 4.0 là bạn có thể gom biểu tượng ứng dụng lại thành các thư mục khác nhau để tiết kiệm diện tích, rất hay.

Đi vào menu chính, ta cũng bắt gặp nhiều sự thay đổi. Màn hình được chia thành hai tab chính là Apps và Widget, bạn di chuyển màn hình bằng cách cuộn ngang, hết danh sách ứng dụng sẽ đến danh sách widget. Biểu tượng gian ứng dụng Market được bố trí riêng ở góc trên bên phải màn hình người dùng để truy cập nhanh chóng hơn. Có lẽ là Google muốn chúng ta sẽ tích cực mua sắm phần mềm và trò chơi hơn đây mà. Kho widget mặc định của Android có tổng cộng 26 widget, đa số là những widget quen thuộc bạn đã từng gặp trên Android 2.3. Trong một tuần vừa qua, mình hầu như không sử dụng đến các widget này, vì nói thật là chúng xấu, thua xa những widget do các hãng sản xuất phần cứng phát triển.

Tông màu chủ đạo của giao diện trên ICS là màu xanh da trời. Bạn có thể nhìn thấy màu xanh ở khắp nơi, từ biểu tượng cột sóng, pin, đến màn hình gọi điện và cả hiệu ứng phát sáng ở các cạnh màn hình khi bạn cuộn hết một danh sách nào đấy. Cá nhân mình thích màu xanh tươi tắn của Android 4.0 hơn là xanh lá cây của 2.3. Không chỉ thay đổi màu sắc và biểu tượng, Google cũng làm mới lại một số giao diện của những ứng dụng cơ bản như gọi điện, nhắn tin, kho ảnh, phát nhạc và duyệt web. Hầu hết những thay đổi này là tích cực, nâng cao hiệu năng và đem lại trải nghiệm sử dụng tốt hơn cho người dùng, ngoại trừ màn hình gọi điện. Google đã chuyển các phím xem cuộc gọi nhỡ/gần đây và danh bạ lên cạnh trên của màn hình. Đây là một bước cải lùi lạ lùng và khá khó chịu, vì với một tay, bạn rất khó để có thể kiểm soát toàn bộ màn hình gọi điện.

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Khả năng kết nối
Galaxy Nexus được trang bị các kết nối tiêu chuẩn của một chiếc smartphone cao cấp, bao gồm kết nối mạng 2G/3G (riêng phiên bản cho nhà mạng Verizon Mỹ có hỗ trợ 4G LTE), WiFi a/b/g/n, Bluetooth 3.0, GPS, NFC, jack tai nghe 3.5mm và cổng sạc/dữ liệu microUSB (MHL tích hợp). Khi kết nối điện thoại với máy tính, bạn có hai giao thức chia sẻ dữ liệu để lựa chọn là MTP và PTP. Google cũng cấp luôn phần mềm Android File Transfer cho người dùng Mac (Windows thì không cần) khi muốn chép dữ liệu với máy qua giao thức MTP.

Hiệu năng hoạt động và thời lượng pin
Mặc dù do Samsung sản xuất nhưng có lẽ Google đã có những can thiệp nhất định nên Galaxy Nexus không sử dụng chip Exynos mà dùng chip OMAP 4460 của Texas Instruments. Đây là dòng chip lõi kép Cortex A9, xung nhịp 1.2GHz, chạy kèm với chip đồ họ PowerVR SGX540. Máy có 1GB RAM, 16GB bộ nhớ trong cho phiên bản quốc tế (bản 4G LTE có thêm 32GB) và không hỗ trợ thẻ nhớ. Phần cứng cao cấp ấy đảm bảo cho Galaxy Nexus hoạt động mượt mà, ngay cả khi bạn mở nhiều ứng dụng cùng lúc. Dĩ nhiên, trong quá trình sử dụng, đôi lúc máy có hiện tượng lag nhẹ, song hiệu năng nói chung của Nexus là tốt. Chỉ có một điều lạ là khi mình kiểm tra phần cứng của máy với phần mềm Quadrant Standard thì kết quả lại không cao như kỳ vọng. Điểm số nằm trong khoảng từ 1.500 đến 2.000 điểm đối với nhiều lần thử khác nhau, tức là chỉ tương đương một điện thoại chip lõi đơn.

Đánh giá Samsung (Google) Galaxy Nexus

Dưới nắp lưng của Galaxy Nexus là viên pin dung lượng 1.750mAh, tương đối cao so với mặt bằng chung (phiên bản LTE được nâng cấp dung lượng lên 1.850mAh do chip 4G tốn nhiều năng lượng hơn). Tuy nhiên, thời lượng sử dụng của Nexus chỉ ở mức khá. Mình mở 3G liên tục, cập nhật Facebook và email thường xuyên, nghe gọi nhắn tin trung bình, tải và thử phần mềm khá nhiều thì máy khó lòng qua được một ngày. Vì thế, lời khuyên của mình dành cho những bạn có nhu cầu sử dụng điện thoại cao mà đang có ý định mua Galaxy Nexus thì nên đầu tư luôn một viên pin dự phòng, hoặc là pin cường độ cao để đảm bảo thiết bị của bạn không "giữa đường đứt gánh".

Một điểm trừ nữa của Nexus mà mình không thể không nhắc đến đó là nhiệt độ của máy. Bình thường Nexus khá mát, nhưng khi sử dụng 3G hay đơn giản chỉ là chụp hình và quay phim liên tục trong khoảng 3 phút là đủ để máy nóng lên rất nhiều. Khu vực nóng nhất của máy là góc trên bên phải (nhìn từ mặt trước), có lẽ đây là nơi đặt các linh kiện kết nối mạng. Đôi lúc mình buộc phải thôi không dùng nữa để cho máy nguội bớt, vì nhiệt độ tăng cao đáng ngại.

Tổng kết
Điểm mạnh:
  • Trọng lượng máy nhẹ, hoàn thiện khá tốt
  • Màn hình lớn và đẹp, độ phân giải cao
  • Hệ điều hành Android 4.0 có nhiều cải tiến lớn
  • Tốc độ chụp ảnh nhanh
Điểm yếu:
  • Vật liệu nhựa giảm sự sang trọng
  • Chất lượng chụp ảnh thấp
  • Thời lượng pin không cao
  • Máy nhanh nóng và nóng nhiều
  • Một số thay đổi về giao diện chưa thật hợp lý
Vậy câu hỏi cuối cùng được đặt ra là "Galaxy Nexus có đáng mua hay không?" Mình xin trả lời ngắn gọn thế này: nó là sẽ rất đáng mua nếu như bạn là một người dùng trung thành của Android và không thể...hoãn lại cái sự sung sướng được trải nghiệm Android 4.0 ngay lập tức. Tuy nhiên, cá nhân mình thì xem Galaxy Nexus là một thiết bị đóng vai trò làm mẫu để Google giới thiệu ICS nhiều hơn là một sản phẩm thương mại thật sự. Chỉ vài tháng nữa thôi là các hãng sản xuất Android lớn như Samsung, HTC hay Sony Ericsson cho ra đời những sản phẩm mới chạy Android 4.0, và với sự trau chuốt về giao diện cũng như hiệu năng hoạt động, trải nghiệm Ice Cream Sandwich của các bạn khi ấy sẽ tốt hơn nhiều.