Khởi nghiệp

Andy Li - CEO Eloncity: Dựa vào Blockchain mọi người có thể tự mua và bán điện cho nhau!

Andy Li - CEO Eloncity: Dựa vào Blockchain mọi người có thể tự mua và bán điện cho nhau!

Như chúng ta cũng đã biết, ở thời điểm hiện tại, câu hỏi “làm thế nào để sản xuất được năng lượng sạch?”. Tin rằng, đó không phải là chủ đề quá mới khiến mọi người phải quan tâm, tốn nhiều thời gian thảo luận về nó. Vì trong những năm vừa qua, thế giới đã ghi nhận khá nhiều dự án đã thành công về việc tái tạo năng lượng sạch.

Tất nhiên, đó chưa phải là tất cả những gì mà chúng ta đang cần. Mới đây, Eloncity – dự án về điện với ý tưởng xây dựng mạng lưới người dùng tự tham gia với nhau. Sau đó họ tự sản xuất điện và rồi chính họ cũng có thể cung ứng năng lượng sạch cho những người khác đang khiến nhiều chuyên gia phải bàn tán!

Eloncity là ai?

Một trong những thành viên sáng lập dự án Eloncity.

Eloncity được sáng lập bởi Andy Li - ông cũng là người khai sinh ra POMCube. Andy Li từng là Giám đốc công nghệ của ChinaCache, từng đảm nhiệm vai trò nghiên cứu & phát triển cộng nghệ điện toán đám mây cho Alibaba Cloud. Andy Li có 12 năm kinh nghiệm làm việc cho Cisco tại Hoa Kỳ, vì thế ông có kiến thức sâu rộng về băng thông trong việc xử lý dữ liệu. Tiếp theo, Li đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về giải pháp truy cập dữ liệu thông minh qua mạng.

Giới chuyên gia về công nghệ còn gọi Andy Li với cái tên "Alibaba fellow" - người xây dựng cơ sở dữ liệu dùng mạng một chiều đầu tiên của Trung Quốc năm 2010.

Năm 2014, Andy thành lập POMCube, một công ty tập trung vào việc phát triển các hệ thống lưu trữ năng lượng hiệu quả cao được điều khiển bởi điện toán đám mây.

Năm 2018, Andy thành lập Eloncity – dự án phát triển thị trường năng lượng trên toàn cầu. Giá trị của dự án Eloncity trong tương lai được các chuyên gia đầu ngành ước đoán lên đến hàng tỷ USD.

Gần đây, khoảng 10 quỹ đầu tư trong lĩnh vực Blockchain đã đầu tư cho dự án Eloncity, điển hình như: FENBUSHI CAPITAL, OK Blockchain CAPITAL, HORMAN CAPITAL, STARWIN CAPITAL...

Ngày 4/5/2018 vừa qua, Andy Li đã được tổ chức 3 O’Clock Entrepreneurship Discussion Group mời đến làm diễn giả cho chủ đề “Tái cấu trúc điện toàn cầu bằng công nghệ blockchain“. (Ảnh: internet)

Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân có cần năng lượng sạch?

Điện năng ngày nay được con người tạo ra bằng nhiều cách, phổ biến nhất mà chúng ta đã từng được nghe nói đến là: Nhiệt điện”, Thuỷ điện, Than điện, Năng lượng từ gió. Năng lượng nói chung hay còn gọi là điện, chúng được xem là nhu cầu không thể nào thiếu được trong cuộc sống đương đại.

Quan trọng là thế nhưng để sản xuất được điện năng chúng ta cũng phải đánh đổi rất nhiều thứ. Đầu tiên và nghiêm trọng nhất là việc ô nhiễm môi trường, ô nhiễm khí hậu, tất cả đều có ảnh hưởng ít hay nhiều đến cuộc sống của người dân.

Kế đến, sự ô nhiễm ấy lại làm thay đổi về hệ sinh thái khí quyển, sông ngòi, lưu lượng dòng nước, nó tác động trực tiếp đến cuộc sống của toàn xã hội và hệ sinh vật. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các cơ quan nhà nước đang phải “đâu đầu” và đang tìm biện pháp để khắc phục nhằm tối ưu hơn về bài toán sản xuất & quản lý sự ô nhiễm từ năng lượng.

Các nhà máy nhiệt điện, than hiện chiếm khoảng 50% trong nhóm các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc có những tồn tại trong chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. (Trích nguồn và ảnh: Dantri.vn)

Với doanh nghiệp, nguồn điện năng được cung cấp theo mô hình quản lý tập trung. Điều này khiến cho doanh nghiệp không có cơ hội lựa chọn đơn vị cung ứng thứ hai, nó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị phụ thuộc vào nguồn cung. Chính vì thế, khi đã độc quyền về cung cấp điện thì họ có thể tăng hoặc giảm giá điện tuỳ ý, doanh nghiệp hoặc người dùng gần như không thể "phản kháng". Ngoài ra, bên cung cấp đôi khi có sự cố hoặc không thể cung cấp được nguồn điện cho doanh nghiệp thì các hoạt động của đơn vị đó cũng bị “tê liệt” theo, thiệt hại về tài chính là rất cao, đặc biệt với các đơn vị sản xuất.

Người dùng cũng như tổ chức doanh nghiệp, họ thường quan tâm rất nhiều đến giá cung ứng điện năng từ đơn vị cung cấp. Thật tế cho thấy, giá điện ngày một tăng cao nhưng ít đơn vị cung cấp nào cho biết rõ nguyên nhân và lý do là gì? Câu trả lời thường nghe thấy và có phần hợp lý là do nguồn điện bị thất thoát trong quá trình truyền tải năng lượng từ nhà cung cấp đến người dùng nên giá điện phải tăng để bù hao hụt sản xuất.

Theo thống kê, khoảng 5 – 9% trên tổng năng lượng sản xuất được sẽ bị mất đi trong quá trình truyền và phân phối điện đến khách hàng. Vậy, làm thế nào để giải quyết "câu chuyện" ngày càng tăng giá điện? Hiện tại, phần lớn nguồn năng lượng được sản xuất ra theo phương thức phổ thông, những câu hỏi nêu trên có thể vẫn đang là ẩn số về lời giải đáp.!!

Mới đây, chuyên gia về năng lượng – Eloncity cho hay, họ đã có tất cả lời giải đáp cho những “ẩn số” nêu trên. Và Eloncity đang từng bước triển khai kế hoạch, cũng như hiện thực hoá việc cung cấp “năng lượng sạch” cho mọi người dân trên toàn cầu bằng giải pháp tối ưu nhất dựa trên công nghệ Blockchain.

Làm thế nào để tạo ra được nguồn năng lượng sạch?

Trái với mô hình cung cấp điện năng theo hướng tập trung mà nhiều Quốc gia đang áp dụng hiện nay, Eloncity khởi xướng mô hình tái tạo và cung cấp nguồn năng lượng theo hướng phi tập trung. Nó có nghĩa, bất kì ai cũng có thể tham gia mạng lưới Eloncity để sản xuất ra điện và bán chúng đi cho những ai cần mua điện.

Đã có rất nhiều dự án sử dụng tấm kính hấp thụ năng lượng mặt trời để tái tạo thành năng lượng sạch.

Mặt trời sẽ là nơi cung cấp nguồn năng lượng tự nhiên cho người dùng, qua đó họ có thể tái tạo nguồn năng lượng ấy thành năng lượng sạch để dùng, chia sẽ cho những ai tham gia trong mạng lưới Eloncity. Với những tấm kính có tính năng đặc biệt, nó có thể hấp thụ nhiệt lượng từ ánh nắng rồi biến chúng thành năng lượng điện. Sau đó chuyển hoá nguồn điện năng vừa mới thu được tới các thiết bị lưu trữ. Như vậy, chúng ta đã có nguồn năng lượng đúng chuẩn “sạch”.

"Khi bạn đã có nguồn điện do chính bạn tự sản xuất ra, bạn có thể dùng, chia sẽ hoặc bán cho người khác để lấy tiền tuỳ ý"

Chia sẽ hoặc bán nguồn năng lượng sạch cho người khác trên nền tảng Blockchain như thế nào?

Như đã nói, Andy Li và cộng sự đã phát triển hệ thống Eloncity từ năm 2014 cho đến nay. Sau 4 năm nghiên cứu, ở thời điểm hiện tại, Eloncity cho biết họ đã xây dựng được hệ thống quản trị về năng lượng từ phần cứng đến phần mềm cho kết quả rất chính xác.

Ảnh minh hoạ phần mềm quản lý biểu đồ hệ thống cung ứng điện.

Về giải pháp thực tế, trong những năm qua, Elonciy đã hiện thực hoá mô hình tái tạo năng lương sạch rất thành công. Bằng chứng là họ đã tư vấn, cung cấp giải pháp và thiết bị cho hàng trăm tòa nhà khiến chúng có khả năng tự cung cấp điện để hoạt động nhờ những tấm pin năng lượng mặt trời và bộ lưu trữ điện thông minh.

Giải pháp tái tạo năng lượng sạch và tham gia chuỗi cung ứng điện trong mạng lưới Eloncity.

Tiếp theo, họ đã nối những tòa nhà ở cùng một khu lại với nhau, tạo thành những lưới điện siêu nhỏ (microgrid) thông minh và chúng có thể chia sẽ nguồn điện với nhau bằng công nghệ blockchain Cybermiles. Đó cũng là lý do tại sao các chuyên gia đầu ngành về năng lượng lại gọi Eloncity là cơ sở hạ tầng điện phân tán. 

"Như vậy, bất kì ai khi đồng ý tham gia mạng lưới của Eloncity đều có khả năng tái tạo được năng lượng sạch và bán chúng cho những người khác khi họ có nhu cầu mua và ngược lại".

Lý do gì khiến mọi người lại tham gia vào mạng lưới của Eloncity? 

Đầu tiên, giải pháp của Eloncity có thể giúp cho người dân, nhất là những người dân đang sống tại những vùng địa lý hẻo lánh (miền núi cao) có thể tự tạo ra điện để sinh hoạt. Trường hợp, họ đã có nguồn điện sử dụng rồi thì họ vẫn có thể tham gia vào mạng lưới của Eloncity để tạo ra được thêm một nguồn điện năng dự phòng. Theo đó, họ có thể sử dụng hai nguồn điện song song khi cần nhằm tối ưu được chi phí. 

"Khi nguồn điện tái tạo dư xài, họ có thể bán cho người khác để kiếm thêm thu nhập, góp phần nâng cao kinh tế của cuộc sống".

Mô hình mạng lưới điện của Eloncity hoạt động theo nguyên lý phi tập trung. 

Về doanh nghiệp, các đơn vị về ngành hàng kinh doanh thương mại, sản xuất… đây là cơ hội tốt để họ có thể tham gia mạng lưới Eloncity nhằm tạo ra năng lượng mới, dùng nó như một tài nguyên có sẵn nhằm giảm thiểu được chi phí sản xuất hàng hoá.

Như vậy, khi sản phẩm của doanh nghiệp sử dụng giải pháp của Eloncity được bán ra thị trường chắc chắn sẽ có giá tốt hơn những đơn vị cùng ngành nghề do chi phí sản xuất thấp, nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thương trường rất nhiều để thu hút khách hàng.

Các đơn vị sản xuất điện theo phương thức truyền thống sẽ bị “xoá sổ” khi dự án Eloncity hoạt động? Xin thưa là không, và họ cũng có thể tham gia vào mạng lưới Eloncity như những người khác để sản xuất và mua bán. Eloncity ra đời nhằm đem tới một giải pháp mới về việc sản xuất, cung ứng nguồn điện dựa trên nền tảng phân tán (phi tập trung) chứ không phải là mô hình kinh doanh thương mai cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Bởi, không phải ai cũng dùng mô hình của Eloncity. 

"Giải pháp nào tối ưu và có lợi cho người dùng thì họ chọn nó để sử dụng và chia sẽ lẫn nhau. Đây là quy luật tất yếu của cuộc sống, bao gồm cả giải pháp về công nghệ".

Token Eloncity (ETC) đóng vai trò gì trong mạng lưới điện phân tán?

Với nhà đầu tư, ETC có thể được xem như một token về tài chính. Bạn có thể mua lúc nó giá trị thấp và chờ khi ETC có giá cao hơn thì đem bán đi để kiếm lợi nhuận, ETC cũng giống tất cả đồng token khác hiện nay trên coinmarket.

Bạn có thể xem token ECT như một chiếc thẻ thành viên và dùng nó để truy cập vào hệ thống nhằm tận hưởng các tính năng trong hệ sinh thái Eloncity. Token ECT được phát hành hạn chế và không thể phát hành thêm. Thế nên, ECT sẽ trở nên ngày càng khan hiếm khi mạng lưới người dùng bùng nổ vì ai cũng muốn được dùng mô hình công nghệ mới của Eloncity. Ngoài ra, số token này còn được dùng để kí quỹ nhằm buộc người dùng khi tham gia mạng lưới Eloncity phải tuân thủ các nguyên tắc cộng đồng, ý thức giữ gìn các quy định chung.

"Như vậy, khi mô hình Eloncity mở rộng, càng nhiều người dùng tham gia mạng lưới thì số lượng ETC kí quỹ càng nhiều. Điều này khiến cho Token ETC trở nên khang hiếm và ngày càng có giá khi muốn sở hữu được nó".

Giải pháp Eloncity thành công, nó đóng góp được gì cho xã hội trong tương lai?

Nếu dự án thành công, giải pháp Eloncity sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của những ai tham gia mạng lưới. Tạo được nguồn năng lượng sạch đúng nghĩa, không gây ô nhiễm môi trường, không góp phần tạo ra những thiên tai lũ lụt ngoài ý muốn. Bảo vệ được sức khoẻ chung cho toàn cộng đồng. Giảm áp lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về việc tìm ra nguồn năng lượng mới thay vì sử dụng các mô sản xuất điện truyền thống có tính tập trung để cung cấp cho toàn thể người dân.

Mời xem video giới thiệu giải pháp của Eloncity khi ứng dụng vào đời sống.

Nền tảng sản xuất năng lượng sạch phi tập trung sẽ giúp người dùng không bị phụ thuộc vào bất kì nhà cung cấp nào. Ngay khi có sự cố về cung cấp, chúng ta cũng có thể tìm được nhiều nguồn cung khác trong hệ thống bằng một cú bấm (click) chuột. 

Có thế thấy rằng, Eloncity đang cung cấp giải pháp phi tập trung nên việc mua bán điện sẽ được thực hiện công khai và minh bạch trên nền tảng Blockchain. Qua đó mạng lưới cung cấp điện sẽ rất đông khiến hành vi mua bán rất cạnh tranh, người dùng sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất về giá cả.

Theo ông Lê Tuấn Anh - Chuyên gia về Blockchain, người vừa gia nhập ban cố vấn dự án Eloncity và cũng đang là CBO của Krypital Group nhận định về dự án Eloncity như sau: "Ưu điểm không thể bàn cãi được của mô hình Eloncity là điện được sinh ra từ các tấm năng lượng mặt trời. Nếu số điện sau khi bạn sản xuất ra mà không sử dụng hết, phần điện dư sẽ được chuyển vào hệ thống lưu trữ điện thông minh. Như vậy, Eloncity token khi kết hợp cùng công nghệ blockchain sẽ giúp bạn dễ dàng biết được nguồn điện dư ấy sẽ bán cho ai và bán với giá bao nhiêu. 

Hệ thống lưu trữ điện thông minh kết hợp với trí thông minh nhân tạo (AI) sử dụng dữ liệu từ blockchain sẽ giúp cho mô hình Eloncity tiến xa hơn một bước về việc quản lý nói chung. Nó giúp cho bạn có thể tự động mua, tự động bán và dự trữ điện một cách hài hòa. Ngoài ra, giải pháp công nghệ lưu trữ điện thông minh của Eloncity còn cho khả năng phân tích và dự đoán số, cộng thêm việc thu thập dữ liệu từ Blockchain giúp cho hệ sinh thái luôn cân bằng ở ba yếu tố: Cung, Cầu và Dự trữ".

Lại Hiếu

Được biết, vào những ngày sắp tới đây (15/8), Eloncity sẽ tiến hành kêu gọi đóng góp từ những nhà đầu tư lẻ trên toàn cầu nhằm hiện thực hoá dự án. 

Đóng góp xây dựng dự án Eloncity vui lòng bấm tại đây.

Thảo luận về dự án Eloncity trên kênh telegram bấm tại đây 

Chia sẽ thông tin về dự án Eloncity trên mạng xã hội Facebook bấm tại đây.

 

Startup Egretia: Sẽ có 200.000 doanh nghiệp và hơn 1 tỉ thiết bị phải dùng đến nền tảng mới của HTML5

(Techz.vn) Ngôn ngữ HTML5 đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của internet hơn một thập kỉ vừa qua. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ là không có điểm dừng, một startup đến từ Mỹ - Egretia đã "nhìn thấy" nền tảng công nghệ mới có thể giúp cho HTML5 phát triển lên tầm cao hơn.