Thiết bị công nghệ

Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết

Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết
id="post_message_12635389">
1. Thông số kỹ thuật:
  • Cảm biến CMOS độ phân giải 10.1 megapixels định dạng CX với tỷ lệ crop 2,7.
  • Chức năng chụp ảnh kết hợp quay phim full-HD cùng lúc.
  • Tự động lấy nét nhanh nhất thế giới theo giới thiệu của hãng Nikon.
  • Công nghệ lấy nét kết hợp tương phản và pha (phase) giúp phát hiện các chuyển động nhanh và bắt chính xác.
  • Kính ngắm điện tử độ phân giải cao và sáng nét.
  • ISO từ 100 đến 3200 mở rộng lên 6400.
  • Quay phim Full HD 1920x1080/60i.
  • Quay phim chậm 400 fps (640x240); 1,200 fps (320x120).
  • Trọng lượng: 294g (Nikon V1) 277g (Nikon J1).
  • Có sẵn 2 màu đen, trắng ở V1 và thêm 1 số màu khác như hồng, đỏ, bạc ở J1.

Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết

2. Ấn tượng sốc nhất?
Tốc độ lấy nét nhanh dã man? Nikon 1 có hệ thống lấy nét tự động 'lai'. Kết quả là, theo Nikon, Nikon 1 lấy nét nhanh nhất so với bất kỳ máy ảnh nào của Công ty (đã - bao gồm cả DSLR hàng đầu chuyên nghiệp của mình, D3S.) Hai là Tốc độ chụp của máy ảnh được hỗ trợ bởi một bộ xử lý hình ảnh hoàn toàn mới, mang nhãn hiệu EXPEED 3. Điều này cho phép máy ảnh để đạt được một thông lượng dữ liệu đáng ngạc nhiên 600 MP / giây,Nikon tuyên bố là tốc độ truyền tải "nhanh nhất trên thế giới"...


Điểm nổi bật nhất được giới thiệu là khả năng lấy nét với tốc độ “nhanh nhất trong các dòng máy của Nikon” như lời giới thiệu của ông Masahiro Suzuki. Cả J1 và V1 đều sử dụng hệ thống 153 điểm phát hiện tương phản và 73 điểm khi sử dụng lấy nét pha. Trong một so sánh bằng hình ảnh thú vị, nếu D3x có tốc độ lấy nét nhanh như một chiếc siêu xe thì J1 và V1 có tốc độ nhanh như một chiếc máy bay chiến đấu.


Thực sự thì tôi rất ấn tượng về khoản lấy nét nhanh trên V1 và J1, so hình ảnh công bố với báo chí khi so việc lất nét dùng cái máy bay ở Nikon 1 so với Nikon D3X hay Canon 7D thì nó hơi ngoa... nhưng thực tế nó lấy nét nhanh ngay cả trong những trường hợp lấy nét khó cũng cực kỳ ấn tượng. Tôi nghĩ đây là việc hưởng lợi của J1 và V1 khi Nikon đã tiến 1 bước quan trọng trong công nghệ lấy nét mà thôi.


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết
Nikon J1 đèn cóc ngoi lên như kính ngắm ở tàu ngầm


2. Ấn tượng sốc nhất? (tiếp theo)
Tôi thử chụp vào 1 mặt phẳng đồng màu khó lấy nét vào lúc ánh sáng muộn, Nikon V1 lấy nét 1 cách dễ dàng... tuy nhiên khoảng 1h sang khi quay lại, trời chập choạng tối thì V1 cũng phải đắn đô đôi chút.

Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Không chỉ lất nét nhanh mà lấy nét trong những hoàn cảnh khó khăn cũng rất ấn tượng. Trên V1 và J1 chế độ mặc định là bật đèn hỗ trợ lấy nét nên khi nào ánh sáng yếu đèn hỗ trợ lấy nét với ánh sáng màu xanh lá cây (khác với ánh sáng hồng mà mọi người vẫn thấy) được bật lên để hỗ trợ lấy nét cho bạn. Trong trường hợp này tôi đã tắt cái đèn hỗ trợ lấy nét và thử xem V1 sẽ hoạt động ra sao, ko ngờ nó vẫn lấy nét được vào cái quyển sách tối om ở chính giữa ảnh.

Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


3. Tại sao lại là Crop 2.7?
Nikon giới thệu hệ thống máy ảnh mới với rất nhiều công nghê hện đại của tương lai nhưng với 1 định dạng CX mới kích cỡ cảm biến là 13.2 x 8.8mm bé hơn so với các máy không gương lật hện tại của Sony, Olympus, Panasonic hay Samsung. Tại sao vây, đây hẳn là câu hỏi của nhiều người?


Theo ông Suzuki thì bởi 3 lý do: Đại dện của Nikon nói rằng có ba yếu tố trong việc lựa chọn kích cỡ cảm biến:
  1. Image quality
  2. Responsiveness
  3. Ease of use (specifically in terms of portability)
Vậy là đã rõ chất lượng hình ảnh vẫn đáp ứng, dễ sử dụng (đặc biệt phù hợp với tính di động, nhỏ gọn).


Tuy nhiên nhìn lại lịch sử phát triển dòng máy này, Các công ty Sony, Olympus, Panasonic hay Samsung chọn đi theo con đường đó vì 1 lý do chính là không "có cửa" cạnh tranh trực dện với DSLR của 2 "đại gia" Canon hay Nikon, và các máy đó pần nào nhằm đúng vào phân khúc DSLR rẻ tiền của Canon lẫn Nikon. Nên nếu đứng ở vị trí của 2 đại gia này, cũng chả tội gì "tự tay bóp ...ái" khi ra các dòng sản phẩm tương tự các đối thủ kia và lại còn tự cạnh tranh với DSLR của mình mà lại còn nhắm được 3 mục tiêu khác từ nhu cầu của người sử dụng:
  • Nhu cầu thực tế của người dùng là tính nhỏ gọn
  • Nhược điểm lớn của máy không gương lật là giá thành còn cao và chìa khoá của Nikon chính là cái cảm biến nhỏ này. Khi cả Canon và Nikon cùng ra máy cảm biến nhỏ này, với giá cạnh tranh thì quả là một tin không thể tệ hơn với với các hãng còn lại Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết
  • Có thể áp dụng những công nghệ cao nhất trong sản xuất máy ảnh và ống kính mà 2 đại gia đang có
Tôi cũng đoán Canon sẽ ra máy không gương lật kích cỡ nhỏ loanh quanh cơ CX của Nikon thôi. Làm đại gia là phải có quyền định đoạt là thế. Tại sao Crop 2.7? Chỉ đơn giản Nikon và Canon là 2 đại gia DSLR, họ phải đặt 1 hệ thống mới vào 1 khoảng trống đang thiếu không ảnh hưởng lớn đến số lượng lớn máy DSLR họ đang chiếm giữ thị phần mà lại ngon hơn đứt các máy Compact cao cấp như P7100 hay Canon G12... và nhu cầu của những người dùng máy dòng này cần tính nhu gọn, giá thành vừa phải mà chất lượng không đòi hỏi quá cao Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết.
Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết
3. Tại sao lại là Crop 2.7? (tiếp theo)
Bạn đã bao giờ nghe nói tới 1 cái máy ảnh chụp xong rồi mới lấy nét chưa? Điều không tưởng đó đã có rồi đó bạn. Và lần này 1 lần nữa những điều không tưởng kiểu đó lại được ứng dụng trên V1 và J1. Vì có kích thước nhỏ hơn cảm biến Micro Four Thirds thông thường, và hệ số crop lên đến 2,7, nên ngay khi sản phẩm xuất hiện, đã có một số ý kiến nghi ngờ về chất lượng ảnh của V1 và J1. Theo Nikon, cảm biến CMOS mới cho phép đẩy nhanh quá trình xử lý ảnh và hỗ trợ những tính năng như Smart Photo Selector (SPS). Khác với chế độ thiết lập tự động, SPS sẽ tiếp nhận nhiều bức ảnh khác nhau của cùng một khung hình, thử nghiệm các thay đổi và chọn ra tấm hình đẹp nhất. Máy ảnh sẽ tự động chọn ra tấm ảnh mà phần mềm cho là đẹp nhất, tuy nhiên người dùng cũng có thể lựa chọn bằng tay nếu muốn


Khi bạn muốn chụp những khoảnh khắc quan trọng, bạn có có thể chuyển sang chế độ chụp SPS. Khi đó máy sẽ bắt đầu chụp và lưu trữ hình ảnh. Tất cả hình chụp sẽ được xử lý ngay bên trong máy, và tấm hình đẹp nhất sẽ được chọn căn cứ trên các tiêu chí như độ phơi sáng, lấy nét và khả năng nhận diện khuôn mặt. Mặc dù camera sẽ chọn ra hình đẹp nhất, nhưng đồng thời máy cũng cung cấp 5 khung hình bạn trong trường hợp bạn muốn chọn bằng tay. Và bạn chỉ cần di chuyển xem lại hình mà máy đã lưu rồi chọn ra 1 hình đẹp nhất trong khoảnh khắc mà mình vừa chụp đó.


Chọn chế độ SPS bằng cách xoay về hình cái máy ảnh có dấu + thay vì hình máy ảnh màu xanh


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


4. Thiết kế:
Nikon V1 có thiết kế rất chắc chắn với lớp vỏ bằng hợp kim ma-giê, tương tự như các dòng máy DSLR


Nikon J1 làm nhẵn nhụi và bằng phẳng làm tôi có cảm giác như thiết kế trên các con Leica dòng M


Cá nhân tôi thích con J1 hơn V1 về thiết kế, cảm giác như cầm Leica M8 và cũng có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về thiết kế của 2 chú này. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là con số tiêu thụ. Dòng Nikon 1 (hiện có J1 và V1) hiện có doanh số bán ra rất tốt, đến nỗi Nikon phải thông báo rằng hãng không đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường. Hai mẫu máy ống kính rời không gương lật J1 và V1 đã được hãng chính thức bán ra vào ngày 20/10. Tuy Nikon không đưa ra lí do cho sự thiết hụt sản lượng này nhưng hãng cho biết trận lũ lịch sử tại Thái Lan không ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất các máy ảnh Nikon 1 vì chúng được lắp ráp tại nhà máy ở Trung Quốc.

Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


5. Độ nhạy sáng:
Máy thiết lập dải ISO 100, 200, 400, 800, 1600, 3200 và mở rộng ra Hi 1 (tương đương 6400). Điều này đối với Nikon khi bắt đầu từ mức ISO 100 thay vì 200 như nhiều dòng máy thay ống kính khác. Dải ISO này cũng bình thường so với các máy DSLR mới ra hiện nay.


Khi tăng lên ISO 1600 hay 3200 thì ảnh vẫn chấp nhận được, noise ổn... người dùng giờ đây khi sử dụng máy ảnh mới ra có ống kính tháo rời có lẽ không phải quá bận tậm về vấn đề này. Chỉ trừ có sử dụng máy PS thì còn đôi chút lăn tăn mà thôi.


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Chuyển thử sang chế độ chụp đen trắng trên Nikon J1

Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết

Có sẵn 2 màu đen, trắng ở V1 và thêm 1 số màu khắc như hồng, đỏ, bạc ở J1
Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Bên trong nhà máy sản xuất Nikon 1 ở Trung Quốc

Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết
Nikon J1 bao gồm 183 bộ phận được đúc, sơn tay và lắp ráp tại các bộ phận trong nhà máy.


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết
Nikon V1 gồm có 195 bộ phận, các bộ phận được sơn tay , mỗi chi tiết của ống kính phải qua 5 giai đoạn sản xuất trước khi kết hợp lại với nhau


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết

6. Lấy nét bằng tay nhưng không phải điểu chỉnh trên ống kính:
Trên máy Nikon 1 có 4 cách thức lấy nét khác nhau, giống như các máy DSLR thì có 3 hình thức phổ biến là:


AF-S là lấy nét tĩnh đển sử dụng chụp ở các chủ đề đứng yên như chụp chân dung, sản phẩm, phong cảnh...


AF-C là lấy nét liên tục hay lấy nét động, thường sử dụng khi chụp các chủ đề chuyển động như thể thao, trẻ con chạy nhảy, di chuyển...


AF-A là vừa cả tĩnh lẫn động, máy sẽ tự phán đoán và chuyển đổi giữa AF-S và AF-C


Nhưng trên Nikon 1 còn có cả lấy nét MF, chỉ có điều khác biệt với các máy DSLR là MF (lấy nét bằng tay). Chúng ta phải xoay vặn trên ống kính thì ở đây, chúng ta bấm nút Ok rồi xoay đĩa trên máy để lấy nét bằng tay chứ không phải trên ống kính Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Khoảng cách lấy nét của Nikon 1 cũng khá gần vài cm


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết

Khi bấm vào nút AF trên máy, Nikon 1 sẽ xuất hiện 4 cách chọn lấy nét trong đó còn có cả lấy nét MF, chỉ có điều khác biệt với các máy DSLR là MF (lấy nét bằng tay). Chúng ta phải xoay vặn trên ống kính thì ở đây, chúng ta bấm nút Ok rồi xoay đĩa trên máy để lấy nét bằng tay chứ không phải trên ống kính


7. Hệ thống ống kính:
Nikon V1 và J1 ra mắt cùng 4 chiếc ống kính mới cho định dạng CX trên Nikon 1 được gọi là 1-mount (còn các ống kính mà máy DSLR sử dụng là F - mount). Hiện các máy V1 và J1 được bán kèm với với một ống kính 10-30mm f/3.5-5.6. Ống kính này sẽ mang lại độ dài tiêu cự tương đương trên máy 35mm là 27 - 81mm là dải tiêu cự chụp khá phổ biến.


Ba ống kính 1-mount khác đã được công bố cùng với Nikon 1. Bắt đầu với ống kính ống fix NIKKOR 10mm f/2.8 , tiêu cự tương đương 27mm ở máy 35mm, với mức giá khoảng US $ 250. Cùng 2 chú zoom khác là NIKKOR 30-110mm f/3.8-5.6 Vr, ống kính sẽ cung cấp độ dài tiêu cự 81-297mm tương đương máy 35mm, khoảng US $ 250.


Chiếc ống thứ tư NIKKOR 10-100mm f/4.5-5.6 Vr (27-270mm) có thể goi tất cả trong một nên mức giá cũng không hề rẻ là US $ 750. Cũng giống 2 chiếc ống zoom trên có chức năng chống rung VR trên ống kính, có thấu kinh ED chống tán xạ thì ngoài ra ống này là ống được thiết kế riêng cho các bác ham hố quay film.


Ngoài các ống kính kể trên thì Nikon 1 còn sử dụng được các ống kính khác của Nikon từ xưa tới nay thông qua 1 ngàm chuyển đổi. Đây là 1 tin vui đối với các tín đồ sử dụng Nikon khi có thể mở ra 1 thế giới mới với cả kho các ống kính cũ. Tuy nhiên hiện trên tay tôi chưa cầm cái ngàm đó nên chửa thể có thêm những thông tin thực tế về nó.

Tôi nghĩ rằng 1 chú fix 13mm f2 hay f1.8 sẽ là chiếc ống 1-mount thứ 5 được giới thiệu


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Ngoài các ống kính kể trên thì Nikon 1 còn sử dụng được các ống kính khác của Nikon từ xưa tới nay thông qua 1 ngàm chuyển đổi (Nikon FT-1 F-mount adaptor). Đây là 1 tin vui đối với các tín đồ sử dụng Nikon khi có thể mở ra 1 thế giới mới với cả kho các ống kính cũ.


Theo thông tin chưa được kiểm chứng thì chiếc gá này cho phép lấy nét tự động trên các ống kính AF-S và AF-I. Chiếc gá này có lỗ để cắm chân máy và đặc biệt bạn hãy luôn nhớ rằng tỷ lệ nhân là 2.7 nên 1 ống 35mm thành 95mm f1.8 hay 5mmm f1.4 thành 135mm f1.4 thì quả là FT1 là 1 ý tưởng quá tuyệt vời. Chỉ có điều các ống góc rộng sẽ khó có thể tận dụng góc rộng khi 10mm đã chuyển thành 27mm mất rồi.


Hiện trên tay tôi chưa cầm cái ngàm đó nên chửa thể có thêm những thông tin thực tế về nó, tất cả mới chỉ trên giấy tờ.

Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


8. Tốc độ chụp kinh hoàng:
Các màn chập cơ khí hiện nay tốc độ 10 khung hình/ giây đã là khủng. Tuy nhiên, với Nikon V1 và J1 đều trang bị màn chập điện tử với tốc độ lên tới 30 hoặc 60 khung hình mỗi giây, ảnh chụp ở độ phân giải tối đa, thậm chí cả chụp file Raw. Tôi cũng chả đếm có được 60 ảnh trong 1 nhát bấm không nhưng nhìn đống ảnh sau 1 cú bấm mà oải...


Nhưng lưu ý ở tốc độ chụp 60hình/s máy không lấy nét liên tục trong quá trình chụp mà lấy nét theo bức hình chụp đầu tiên.


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết

9. Quay film siêu chậm 1200 hình/s:
Theo cấu hình của nhà sản xuất thì Nikon 1 có thể quay film Full HD với các thông số như sau:
  • 1920 x 1080 @ 60i/30 fps
  • 1280 x 720 @ 30/15 fps
  • 640 x 480 @ 30/15 fps
  • 320 x 240 @ 30/15 fps
Slow-motion movies
  • 640 x 240/400 fps (plays at 30p/29.97 fps)
  • 640 x 240/400 fps (plays at 30p/29.97 fps)
  • 320 x 120/1,200 fps (plays at 30p/29.97 fps)
  • 320 x 120/1,200 fps (plays at 30p/29.97 fps)
Motion Snapshot Motion Snapshot
  • 1,920 x 1,080/60p (59.94 fps) (plays at 24p/23.976 fps)
  • 1,920 x 1,080/60p (59.94 fps) (plays at 24p/23.976 fps)
Tuy nhiên chức năng mới có trên Nikon 1 là khả năng quay film siêu chậm (Slow-motion movies) bình thường lên tới 400hình/s ở 640x240 và có thể lên tới 1200hình/s ở 320x120. Tất nhiên trong đầu vẫn ước là chức năng này quay đựoc ở HD... Tôi có thử quay 400hình/s thì nó cho phép quay khoảng 5giây, sau đó xem clip thì lại dài hơn 1 phút, chậm như không thể chậm hơn... vãi hàng Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết
Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


 
"Sáng 10/12/2011 tại nhà hàng Shri, VIC Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt máy ảnh KTS ống kính rời không gương lật Nikon 1 V1 và J1. VIC đưa ra giá bán lẻ đến 8 tùy chọn khác nhau chia đều cho 2 dòng máy, trải rộng từ 14 cho đến hơn 21 triệu đồng, tất cả đã gồm VAT.


Với Nikon J1:
1. Body + Dual Len Kit (Nikkor VR 10 – 30 mm f/3.5 – 5.6, Nikkor VR 30 – 110 mm f/3.8 – 5.6) có giá 18.280.000 VNĐ
2. Body + Dual Len Kit (Nikkor VR 10 – 30 mm f/3.5 – 5.6, Nikkor 10mm f/2.8) giá 17.780.000 VNĐ
3. Body + Len Kit (Nikkor 10mm f/2.8) có giá 14.490.000 VNĐ
4. Body + Len Kit (Nikkor VR 10 – 30 mm f/3.5 – 5.6) có giá 13.990.000 VNĐ


Với Nikon V1:
1. Body + Dual Len Kit (Nikkor VR 10 – 30 mm f/3.5 – 5.6, Nikkor VR 30 – 110 mm f/3.8 – 5.6) có giá 21.280.000 VNĐ
2. Body + Dual Len Kit (Nikkor VR 10 – 30 mm f/3.5 – 5.6, Nikkor 10mm f/2.8) giá 19.780.000 VNĐ
3. Body + Len Kit (Nikkor 10mm f/2.8) có giá 17.490.000 VNĐ
4. Body + Len Kit (Nikkor VR 10 – 30 mm f/3.5 – 5.6) có giá 15.990.000 VNĐ
"

Nướng ốc (Nikon J1 Slow Motion Video 400hình/s)

Trứng rơi (Nikon V1 Slow Motion Video 400hình/s)


Lấy nét trên Nikon V1 dùng ống AFS 50mm f1.4


Tôi đoán là Nikon thiết kế ra Nikon 1 đặc biệt là J1 có lẽ nhấn mạnh sự đơn giản và đi theo con đường của Leica trung thành bao năm qua... bạn xem những chú Leica M8; M9 hay dòng Leica X1 thì rõ, bằng phằng và cong tròn 2 bên sườn máy. Ngoại trừ các nút điều khiển phía trên Nikon cho chìm xuống mà thôi


Leica ra mắt M9 và X1: http://sohoa.vnexpress.net/sh/camera/2009/09/3b9b0c26/


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết
Máy tính trắng, điện thoại trắng, máy ảnh cũng trắng nốt...


10. Điều cái bụng tôi chưa ưng
Có thể tạm phân chia Nikon 1 thành 2 dòng:
  • 1 dòng bán chuyên Nikon J1
  • 1 dòng chuyên nghiệp Nikon V1
Giống như ở máy DSLR thì máy chuyên nghiệp như D3, D3s hay D3x có 1 dấu hiệu nhỏ để phân biệt là chúng không có đèn cóc. Còn dòng bán chuyên như D5100, D7000 hay D300s, D700 vẫn có đèn có trên máy. Chúng ta hãy tạm lấy dấu hiệu đó để phân biệt thì cũng vậy Nikon V1 thuộc dòng chuyên nghiệp cũng không có đèn cóc còn J1 thì lại có đèn có trên máy.


Điều tôi chưa ưng đầu tiên là cái nắp che chỗ cắm đèn trên Nikon V1 khi rút ra sẽ rất dễ bị thất lạc. Tôi nghĩ là Nikon nên thiết kế có chỗ cài cái nắp đầy đó trên cái đèn SB - N5, để khi cắm đèn có chỗ cất hoặc cài trên dây đeo. Và đây cũng là điểm lưu ý để các bác dùng đèn tránh thật lạc nắp đậy.

Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


11. Motion Snapshot:
Trên Nikon V1 và J1 có 1 chức năng gọi là Motion Snapshot, hiểu nôm na là đoạn phim ngắn được tạo nên bởi hàng loạt những hình ảnh chụp tĩnh. Những kỷ niệm sống lại với hình ảnh, phim ảnh và âm nhạc. Đây là 1 cách thức thú vị ghi lại những kỷ niệm của bạn theo 1 cách khác với việc chụp một bức ảnh hoặc một video clip.

Nikon V1; Nikon J1 những điều nên biết


Nikon 1 có 4 chế độ làm việc, được chọn ở đĩa phía sau:
  • HÌnh chiếc máy quay để quay film
  • HÌnh chiếc máy ảnh màu xanh là chế độ chụp ảnh bình thường
  • Hinh máy ảnh màu trắng có dấu + là chế độ chụp Smart Photo Selector (SPS). Khác với chế độ thiết lập tự động, SPS sẽ tiếp nhận nhiều bức ảnh khác nhau của cùng một khung hình, thử nghiệm các thay đổi và chọn ra tấm hình đẹp nhất. Máy ảnh sẽ tự động chọn ra tấm ảnh mà phần mềm cho là đẹp nhất, tuy nhiên người dùng cũng có thể lựa chọn bằng tay nếu muốn
  • HÌnh chữ nhật màu trắng trên cùng có hình như chiếc lá màu đen ở giữa chính là chế độ còn lại Motion Snapshot







Ứng dụng Motion Snapshot trên Nikon V1 và ghép chúng lại