Nhịp sống số

ESA phát hiện dấu vết về đại dương trên Sao Hỏa

ESA phát hiện dấu vết về đại dương trên Sao Hỏa
id="post_message_14244628">
ESA phát hiện dấu vết về đại dương trên Sao Hỏa

Cơ quan không gian châu Âu (ESA) mới đây đã cung cấp thêm nhiều bằng chứng cho thấy bề mặt của Sao Hỏa từng là nhà của một đại dương. Với khả năng thâm nhập xuyên mặt đất, hệ thống radar tiên tiến chuyên thăm dò lớp dưới thổ nhưỡng và tầng điện ly Sao Hỏa - MARSIS (Mars Advanced Radar for Subsurface and Ionosphere Sounding) trang bị trên tàu vũ trụ Mars Express của ESA đã phát hiện dấu vết trầm tích giống trên nền một đáy đại dương.

Vào năm 1877, với sự hỗ trợ của chiếc kính viễn vọng 22 cm, nhà thiên văn học người Ý - Giovanni Sciaparelli đã thiết lập bản đồ chi tiết đầu tiên về Sao Hỏa với những dấu vết mà ông gọi là "canali". Mặc dù từ "canali" thực ra có nghĩa là "channels" (lòng sông hay dòng chảy) trong tiếng Anh nhưng nó vẫn thường bị dịch sai thành "canals" (dòng kênh). Thêm vào đó, những cuốn sách của tác giả Percival Lowell về Sao Hỏa đã giúp phổ biến những khái niệm về nước và sự sống, bao gồm cả Martians (người Sao Hỏa) trên bề mặt hành tinh đỏ. Mặc dù sau này, những "dòng kênh" trên Sao Hỏa được chứng minh chỉ là những ảo giác quang học thì bí ẩn đằng sau khái niệm "canali" vẫn chưa được đưa ra ánh sáng cho đến khi NASA tiến hành sứ mạng chinh phục Mariner vào những năm 1960.

Những nổ lực thiết lập bản đồ Sao Hỏa gần đây nhất vẫn chỉ ra khả năng tồn tại của nước trên bề mặt ngôi sao này tại một thời điểm nào đó trong lịch sử hình thành. Tiếp nối dữ liệu thu được từ nhiều tàu thăm dò Sao Hỏa trước đây, MARSIS đã phát hiện dấu vết lắng đọng trầm tích của một đáy đại dương.

Lãnh đạo nhóm khảo sát đến từ Viện Hành tinh học và Vật lý học thiên thể Grenoble (IPAG) của Pháp - Wlodek Kofman cho biết: "MARSIS đã thâm nhập sâu vào lòng đất, khám phá ở tầng đất từ 60 đến 80 m. Xuyên suốt độ sâu này, chúng tôi đã thấy dấu hiệu của vật chất trầm tích và băng."

Lớp trầm tích do MARSIS phát hiện là các khu vực có hệ số phản xạ sóng thấp, thường thể hiện mật độ không cao của các vật chất dạng hạt từng bị xói mòn bởi nước và bị cuốn đi đến một bãi đáp cuối cùng.

"Chúng tôi hiểu rằng khu vực này là một lớp lắng đọng trầm tích, có thể có nhiều băng. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của một đại dương," Jérémie Mouginot - tiến sĩ đến từ IPAG và đại học California, Irvine cho biết.

Các nhà nghiên cứu cũng đặt ra giả thuyết từng có 2 đại dương xuất hiện tại 2 thời điểm khác nhau trong lịch sử Sao Hỏa. Một đại dương xuất hiện từ 4 tỉ năm trước, khi điều kiện thời tiết ấm hơn chiếm ưu thế và đại dương thứ 2 xuất hiện cách đây 3 tỉ năm, khi hoạt động địa nhiệt khiến lớp băng dưới bề mặt tan ra và chảy xuống các vùng trũng.

ESA phát hiện dấu vết về đại dương trên Sao Hỏa

Tiến sĩ Mouginot dự đoán đại dương hình thành sau chỉ tồn tại chưa đến 1 triệu năm. Nước trên đại dương hoặc đã bị đóng băng và nằm dưới mặt đất trở lại, hoặc bị bốc hơi và phân tán vào bầu khí quyển.

Ông nói: "Tôi không nghĩ đại dương này đã tồn tại đủ lâu để sự sống hình thành." Lời nói của Mouginot gợi ý các nhà sinh vật học thiên thể cần phải tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử của Sao Hỏa, khi nước lỏng tồn tại trong một thời gian dài hơn.

Tuy nhiên, ESA cho biết phát hiện của MARSIS đã mang lại những dấu hiệu tốt nhất khi cho thấy khả năng về một lượng nước lớn từng tồn tại trên bề mặt hành tinh đỏ và vài trò của nó trong lịch sử địa chất Sao Hỏa.

Olivier Witasse - nhà khoa học thuộc dự án Mars Express của ESA cho biết: "Những kết quả thăm dò về nước trên Sao Hỏa do tàu Mars Express gởi về trước đây đều là hình ảnh, dữ liệu khoáng học và các thông số đo khí quyển. Hôm nay, chúng tôi có cái nhìn rõ nét hơn về lớp đất dưới bề mặt nhờ radar MARSIS. Phát hiện của MARSIS đã bổ sung những tấm ghép thông tin mới nhất vào ô chữ nhằm vén bức màn bí mật về Hỏa Tinh. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi cần được giải đáp: Liệu tất cả nước trên Sao Hỏa đã biến đi đâu?"

ESA cho biết tàu vũ trụ Mars Express được phóng lên từ năm 2003 với 5 sứ mạng mở rộng sẽ tiếp tục công tác thăm dò với hy vọng mang về câu trả lời.

Theo: Gizmag


QUẢNG CÁO



CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ:

  • Phát hiện "Siêu Trái Đất" mới cách chúng ta 22 năm ánh sáng (06/02)
  • Tàu IBEX của NASA thăm dò vật chất tại không gian liên sao (02/02)
  • ĐH Quốc gia Úc: Sao Hỏa nhiều không gian cho sự sống hơn cả Trái đất (13/12)
  • Phát hiện lỗ đen mới có kích thước siêu khổng lồ (06/12)
  • Sứ mệnh ảo thám hiểm sao Hỏa đã "trở về" Trái Đất sau 520 ngày (05/11)
  • DARPA muốn tận dụng các bộ phận của vệ tinh "chết" trên quỹ đạo (26/10)
  • Trung Quốc phóng thành công mô-đun đầu tiên của trạm vũ trụ Tiangong (30/09)
  • KTV Kepler phát hiện hành tinh đầu tiên có quỹ đạo quanh 2 ngôi sao (19/09)
  • Cảm biến CMOS 8" của Canon được dùng cho kính thiên văn (19/09)
  • Phát hiện khí quyển mỏng trên mặt trăng Dione của sao Thổ (11/09)

CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC:

  • Loài người trên trái đất có 1 tổ tiên chung: Otavia (09/02)
  • Phát triển biện pháp tránh thai cho nam giới bằng sóng siêu âm (07/02)
  • Đã khoan xong hồ Vostok 20 triệu năm tuổi dưới 4km băng (07/02)
  • Nokia tiết lộ thông tin về màn hình chống chói ClearBlack (07/02)
  • Phát hiện "Siêu Trái Đất" mới cách chúng ta 22 năm ánh sáng (06/02)
  • Động vật có nằm mơ hay không? (06/02)
  • Bạn có biết Trái Đất nhẹ hơn 50.000 tấn mỗi năm? (06/02)
  • Apple và tỉ lệ vàng, hình chữ nhật vàng, dãy Fibonacci trong thiết kế (05/02)
  • AMD để ngỏ khả năng sử dụng kiến trúc ARM (05/02)
  • Flash LED trong tương lai sẽ sáng hơn với chip mới từ ST (03/02)