Nhịp sống số

Cuộc chiến Messaging giữa Apple, Google và Facebook

Cuộc chiến Messaging giữa Apple, Google và Facebook

Chúng ta đang sống trong thời đại nơi mà cuộc chiến giành quyền cung cấp khả năng kết nối người với người đang ở giai đoạn căng thẳng nhất. 3 đại gia lớn nhất : Facebook với Chat / Messages / Email của mình đang đối đầu với hệ thống iMessage liên thiết bị của Apple, cuối cùng là hệ thống Google Gmail / GChat Handouts. Với những vũ khí của riêng mình, kẻ nào chiến thắng, kẻ đó sẽ nắm giữ tương lai kết nối loài người. 

Tuần trước, Facebook khơi mào cuộc chiến khi họ thay đổi toàn bộ email contact của các tài khoản facebook thành dạng @facebook.com và làm ẩn đi các email đến từ các dịch vụ khác như Gmail, MobileMe,… Tại sao? Facebook muốn loại bỏ Google và Apple. Kể cả khi đang có nhiều lợi thế về cộng đồng, hơn nữa còn hoạt động trên rất nhiều nền tảng: iOS, Android, Windows Phone,… Họ vẫn thấy chính họ cần tấn công đầu tiên.

Chúng ta đang ở trong thời đại “bão hòa SMS”. Các short message những năm gần đây giảm đáng kể do sự gia tăng của các ứng dụng thay thế khác. Bây giờ chính là lúc để các nền tảng Messaging của 3 ông lớn này thay thế hoàn toàn SMS.

 

Chuẩn bị trước cuộc chiến

 Từ vài năm trước, 3 đại gia này đã phát triển những nền tảng đầu tiên để chờ ngày này.

Facebook 

Tháng 11 năm 2010, Facebook hợp nhất các nền tảng Messaging của họ. Các tin nhắn từ hệ thống Instant Chats, Messages và email đều được gộp thành một địa chỉ @facebook.com duy nhất. Việc hợp nhất này đem lại rất nhiều thuận tiện cho người dùng. Ví dụ như khi bạn đang chat với ai đó mà phải out ngay lập tức, bạn có thể dễ dàng tiếp tục nhận tin nhắn offline và trò chuyện tiếp trên mục Messages của di động.

Tương tự, khi bạn gửi tin nhắn cho ai đó đang online, nó sẽ hiển thị dưới dạng Chat. Còn khi bạn offline, nó sẽ ở dưới dạng email. Facebook đã bắt đầu cung cấp địa chỉ email cho mọi người tháng 4 vừa rồi.Tháng 7/2011 đánh dấu sự hợp tác với Skype khi họ cho phép Facebook thêm vào tính năng video chat nền tảng Skype trên hệ thống mạng xã hội này. Đồng thời Facebook mua và cải tiến Beluga – một dịch vụ gửi tin nhắn theo nhóm – thành Facebook Messenger. Ra đời vào tháng 8/2011, ứng dụng này chạy độc lập với mục đích tách rời việc liên lạc giữa các thành viên ra khỏi ứng dụng Facebook chính. Việc này thể hiện rõ động thái của Facebook muốn người dùng chú trọng hơn vào việc Messaging. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, Facebook Messenger chưa hỗ trợ video hay voice call nhưng chắc chắn các tính năng này sẽ được giới thiệu trong thời gian sắp tới.

 

Ngoài ra, Facebook có một vị thế vô cùng vững chắc, nó là một mạng xã hội lớn nhất thế giới, sở hữu phần mềm di động được sử dụng nhiều nhất, có lượng thông tin cá nhân chi tiết nhất, hơn nữa, đi kèm là nền tảng quảng cáo có giá trị rất cao vào thời điểm hiện tại.

Nhận dạng (Identity) là chìa khóa của mọi dịch vụ tin nhắn. Ở Facebook, mọi người có thể kết nối với nhau chỉ bằng tên thật, không cần quá quan tâm vào các thông tin cá nhân khác như địa chỉ email, số điện thoại. Facebook không sở hữu một phần cứng hay một hệ điều hành nhất định nào, bởi vì nó có thể hoạt động trên gần như tất cả các loại máy, các hệ điều hành bây giờ. Chính điều này góp phần khiến Facebook trở thành một đối thủ mà hãng nào cũng phải dè chừng.

 

Google

  

Cùng lúc đó, Gmail vẫn tiếp tục tìm cách gia tăng lượng người sử dụng dịch vụ. Gchat ( tên đẩy đủ là Google Talk) đã trở thành dịch vụ instant messaging được ưa chuộng bởi một số cá nhân cho rằng họ quá nhiều tuổi để sử dụng AOL hay IRC. Họ cũng không muốn bị làm phiền bởi các đoạn hội thoại nhỏ đến từ bạn bè trên Facebook. Tháng 9/2010, Google mua lại phần mềm tổ chức và chat theo nhóm Plannr.

Sau đó, tháng 6/2011 mạng xã hội Google+ được trình làng cùng tính năng Hangouts – là một tính năng video chat theo nhóm thời gian thực. Đồng thời họ cải tiến, phát triển Plannr thành Google+ Messenger. Báo cáo của GigaOm từ hội thảo Google I/O tuần trước, Google đã hợp nhất Hangouts, Talk và Messenger thành một nền tảng tin nhắn duy nhất. Nó cho phép chúng ta có thể nhắn tin, voice và video call trên nhiều thiết bị, hệ điều hành khác nhau.

 

Google cho thấy họ mạnh nhất ở tính đa dạng. Sở hữu hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất trên di động Android, họ còn hợp tác với Samsung để sản xuất phần cứng và gần đây đã mua lại Motorola với giá 13 tỉ USD. Một khoản tiền xứng đáng cho sự phát triển sau này. Thêm vào đó sự hiện diện trên mạng xã hội sẽ giúp Android và Chrome OS liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Quan trọng hơn cả họ nắm trong tay Gmail – đã hủy diệt rất nhiều dịch vụ email khác trên thế giới để trở thành dịch vụ email được ưa chuộng nhất trên thế giới.

 

Apple

 

Dịch vụ video chat FaceTime được Apple giới thiệu vào tháng 6/2010. Nhưng khi đó ứng dụng này chỉ có thể chạy trên iPhone bản mới nhất lúc đấy. Do đó việc liên lạc vẫn còn rất nhiều hạn chế. Dần dần, Apple đã mở rộng FaceTime hơn khi cho phép các máy Mac cài và chạy ứng dụng này. Video call giữa các thiết bị của Apple đã trở nên dễ dàng hơn.

Tháng 10/2011 đánh dấu sự kiện Apple tung ra iMessage – một sự lựa chọn khác thay cho SMS – trên các thiết bị iOS. iMessage cho phép gửi ảnh, clips giữa các máy iOS. Mới đây, Apple đã thêm iMessage vào hệ điều hành sắp ra mắt của hãng – OS X Mountain Lion. Việc liên lạc giữa các máy Mac và các thiết bị iOS sẽ trở nên vô cùng thuận tiện. Đồng thời, Apple cũng tích hợp FaceTime vào như một tính năng của iMessage mới.

 

Dù có rất hàng tấn tiền, Apple vẫn có thể chỉ là kẻ chiến bại. Lí do đơn giản là họ không sở hữu bất cứ mạng xã hội nào. Không có nền tảng về con người, đồng nghĩa có thể rất ít người sẽ liên lạc qua iMessage khi mà việc sử dụng Facebook để gửi tin nhắn đã quá thuận tiện.

Phát súng đầu tiên

Danh tiếng của Facebook đã được khuếch trương được rất nhiều sau vụ họ ẩn địa chỉ email các hãng khác và chỉ hiện các email @facebook.com của người dùng. Sự việc rất nhanh chóng được làn chuyền trên báo giới.

 

Facebook không phải là người đi đầu về email, họ bắt đầu triển khai dịch vụ email rất muộn, muộn hơn nhiều so với Google. Rất nhiều người dùng Facebook đã không quen với địa chỉ @facebook.com khi địa chỉ này được giới thiệu. Facebook cần làm tăng nhận thức của người dùng về sự tồn tại của tài khoản email này. Hơn nữa họ không muốn tài khoản email từ các hãng khác như @Gmail.com. @me.com xuất hiện trên trang cá nhân của người dùng. Việc thay đổi mà không thông báo này có đôi chút làm khó chịu người dùng. Nhưng Facebook vẫn thực hiện.

Google và Apple sẽ đáp trả việc này như thế nào? Google chỉ có động thái nhỏ khi không cho phép người dùng thêm tài khoản Facebook vào profile của họ ở Google+, việc này cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều. Google còn có thể đối đấu trực tiếp với Facebook Messenger bằng việc cài sẵn ứng dụng tin nhắn sắp ra mắt của họ trên các máy Android – vốn chiếm phần lớn trên thị trường smartphone, đồng thời cũng xuất hiện trên hệ điều hành Chrome. Ngoài Google, Apple cũng có thể từ chối việc tích hợp Facebook vào iOS hoặc vài thủ thuật nhỏ ngăn chặn sự xuất hiện rộng rãi của Facebook, Twitter hay các mạng xã hội khác trên hệ điều hành của họ.

Tuy nhiên, các động thái của Google và Apple khó có thể ngăn chặn Facebook. Thật sự mà nói, Facebook vẫn là ứng cử viên nặng kí cho chức vô địch.

Kết cục của cuộc chiến 

Apple từng có nhiều kinh nghiệm đoán trước được kết cục của những cuộc chiến dai dẳng là thế nào. Khi cảm thấy mình sẽ bị thiệt, họ có thể liền kết với Facebook, bổ sung cho nhau, cùng nhau chống lại Google. Do dó, Apple đang có nhiều động thái cư xử đẹp với Facebook.

 

Sự kết hợp giữa iMessage và Facebook có thể đem lại rất nhiều thành công. Tận dụng friend list sẵn có trên Facebook để liên lạc qua iMessage đem lại nhiều tiện lợi cho người dùng. Họ sẽ không cần log in bằng số điện thoại như hiện nay. Đồng thời những người dùng iOS này vẫn có khả năng liên lạc với các bạn bè sử dụng Facebook Android.

Mark Zuckerberg chắc hẳn đã tính toán nhiều đến trường hợp họ bị búa rìu của dư luận khi tác động đến thông tin cá nhân của người dùng, mạng xã hội có thể sẽ bị báo chí đem lên bàn cân. Nhưng cho dù thế nào đi nữa, Facebook vẫn là một mạng xã hội lớn nhất. Vài lời than phiền sẽ không thay đổi được gì. Chỉ có điều chắc chắn rằng, đây sẽ không phải là một cuộc cạnh tranh lành mạnh. Chắc chắn sẽ có kẻ chiến thắng, và không ít kẻ bị thương.