Nhịp sống số

Hành trình tìm kiếm bí ẩn bộ não thiên tài

Hành trình tìm kiếm bí ẩn bộ não thiên tài
Vào những năm tháng cuối đời, mặc dù biết trong người manh bệnh nhưng Albert Einstein từ chối những cuộc phẫu thuật vì lý do: “Tôi muốn đi khi tôi muốn. Thật vô vị khi duy trì cuộc sống giả tạo. Tôi đã chia sẻ tất cả những gì tôi có, đã đến luc phải ra đi. Tôi sẽ ra đi thật thanh thản”. Ông mất do vỡ động mạch chủ vào ngày 18, tháng 4, năm 1955.
 
Trước khi ra đi, Albert Einstein đã để lại nguyện vọng rõ ràng ông muốn được hỏa táng và rải tro quanh Viện nghiên cứu cao cấp Princeton. Trong di chúc của mình, Einstein có nói:” Tôi muốn được hỏa táng để mọi người không phải đến và chiêm ngưỡng những cái xương của tôi”.
 
Ý nguyện của Einstein đã được thực hiện, ít ra là chúng ta không thể tìm được mẫu xương nào của ông còn tồn tại, tuy nhiên, bộ não của Einstein lại có câu chuyện khác.
 
Ảnh chụp bộ não của Einstein vào năm 1955.
 
Hãy điểm qua những cái tên quan trọng nhất trong câu chuyện này.
 
1. Thomas Havey
 
Người đã lấy bộ não của Einstein trước khi cơ thể của nhà bác học thiên tài được đem đi hỏa thiêu.
 
Cái tên đầu tiên được nhắc đến trong câu chuyện sau khi Albert Einstein qua đời là Thomas Havey, một nhà bệnh lý học tại bệnh viện Princeton.
 
Havey là người đã thực hiện cuộc khám nghiệm tử thi cơ thể Einstein. Tuy không được sự đồng ý của gia đình nhưng Havey vẫn thực hiện việc mổ lấy não của Albert Einstein. Tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người, hành động của Havey có ý nghĩa với những nhà nghiên cứu ngày nay nhưng có thể không khác gì những kẻ đào trộm mộ.
 
Khi còn sống, nhà bác học thiên tài cũng tham gia vào những nghiên cứu để tìm ra lý do tại sao bộ óc của ông lại khác biệt như vậy. Một người biên soạn tiểu sử sau này đã khẳng định rằng Einstein đồng ý cho khoa học nghiên cứu chất xám của ông sau khi qua đời. Ý kiến này nhận được rất nhiều sự ủng hộ nhưng cũng không ít người phản bác, họ cho rằng bộ não nằm trong cơ thể của Einstein cũng phải được hỏa táng theo ý nguyện của người đã khuất.
 
Sau khi lấy bộ não của Einstein, Harvey đã nhận được sự đồng ý của một người con trai của Einstein ( Mặc dù có thông tin cho rằng đây là điều bịa đặt) để nghiên cứu nơi sản sinh ra thuyết tương đối, thuyết lượng tử, thuyết trường thống nhất…
 
Tuy nhiên, Harvey chỉ là một nhà nghiên cứu bệnh lý, không phải một người có chuyên môn về nghiên cứu về thần kinh. Ông không thể thực hiện những nghiên cứu của mình về bộ não của nhà khoa học thiên tài.
 
2. Marian Diamond
 
Marian Diamond.
 
Khi sinh ra, cái đầu lớn bất thường của Einstein khiến cả gia đình ông phải ngạc nhiên, nhưng cho đến khi ông qua đời, bộ não của Einstein lại không to hơn những bộ não của người bình thường. Trong cuộc khám nghiệm, Thomas Harvey đã cân bộ não của Einstein, nó có trọng lượng khoảng 1,2 kg. Harvey đã chia bộ não của Einstein ra thành 240 mảnh và bảo quản trong celloidin.
 
Harvey đã gửi những tiêu bản bộ não Einstein đến những bác sỹ, những nhà khoa học mà ông khâm phục để họ có thể nghiên cứu. Điều kiện duy nhất là họ phải gửi những phát hiện mới nhất về cho Harvey. Tâm nguyện của cuộc đời Harvey từ khi sở hữu bộ não của Einstein là xuất bản một cuốn sách nghiên cứu về bộ não của thiên tài này trên toàn thế giới.
 
Đã rất nhiều lần khi bị hỏi bởi những nhà báo, Harvey đã luôn khẳng định rằng cuốn sách của ông sẽ sớm được xuất bản. Tuy nhiên, đây rõ ràng không phải việc dễ dàng: bộ não của Einstein có kích cỡ bình thường, cũng không có nhiều tế bào não hơn người bình thường. Cả thế giới và chính bản thân Harvey vẫn phải chờ đợi trong một khoảng thời gian dài trước khi có được những thông tin về bộ não của Einstein.
 
Những nghiên cứu bắt đầu từ sau khi Albert Einstein qua đời năm 1955 nhưng phải đến năm 30 năm sau, Harvey mới có được bản báo cáo đầu tiên.
 
Năm 1985, tiến sỹ Marian Diamond khi nghiên cứu não bộ của loài chuột tại Đại học California đã đưa ra những phát hiện mới. Những con chuột sống trong môi trường phù hợp sẽ có những bộ óc khỏe mạnh hơn bình thường. Đặc biệt hơn, Diamond đã phát hiện ra tác dụng của những tế bào đệm đối với hoạt động của não bộ.
 
Những tế bào đệm đưa chất dinh dưỡng đến những neuron thần kinh và làm nhiệu vụ như người giữ nhà cho những neuron này. Khi vận chuyển thông tin, trong những neuron thần kinh sản sinh ra một loại ion, đây có thể coi là một loại rác trong não bộ. Khi những ion này được sản sinh ra quá nhiều, những neuron thần kinh sẽ khó có thể chuyển tải thông tin được. Tế bào đệm có trách nhiệm dọn dẹp những loại rác thải thần kinh này, giúp cho đường truyền tin trong não bộ luôn thông suốt.
 
Tiến sỹ Diamond đã so sánh mẫu tiêu bản não của Harvey gửi đến với 11 mẫu khác của những người bình thường. Bà đã tìm thấy trong não bộ của Albert Einstein lượng tế bào đệm lớn hơn rất nhiều so với người bình thường, điều này giúp cho việc hoạt động của bộ não Einstein tốt hơn rất nhiều so với người bình thường.
 
Tuy nhiên, những nghiên cứu của Diamond gặp rất nhiều ý kiến bác bỏ. Những tế bào đệm liên tục phát triển trong suốt quãng đời của con người, trong khi đó, những mẫu được đem so sánh với não bộ của Einstein lại là những người ở độ tuổi dưới 65. Hơn nữa, những bệnh nhân này chưa được kiểm chứng là có bệnh về não hay không và họ cũng chưa qua các cuộc kiểm tra IQ.
 
3. Sandra Witelson
 
Sandra Witelson trước tủ trưng bày mẫu vật của bà.
 
Sandra Witelson là một nhà nghiên cứu tại Đại học McMaster, vào thời điểm Thomas Harvey đang cố gắng tìm những người quan tâm và có kiến thức ưu việt về thần kinh học để cùng ông nghiên cứu bộ não của Einstein thì Sandra cũng đang có những nghiên cứu phù hợp với công việc này.
 
Sau nhiều năm làm việc với các bệnh viện, Sandra Witelson đã thu thập được lượng lớn bộ não con người để phục vụ cho nghiên cứu của bà về cấu tạo não. Theo Witelson, đàn ông thường có bộ não lớn hơn nhưng phụ nữ lại có sắp xếp neuron dày đặc hơn, dễ dàng truyền tải thông tin hơn. Bộ não của Einstein có phần vỏ não trước mỏng hơn so với người bình thường nhưng mật độ neuron lại dày hơn rất nhiều.
 
So với những nhà nghiên cứu khác, lợi thế của Witelson là có một bộ sưu tập rất nhiều mẫu não bộ với đầy đủ thông tin về giới tính, IQ, tình trạng bệnh lý của chủ nhân. Trong số những mẫu nghiên cứu của bà, Witelson có 35 mẫu não bộ của đàn ông với chỉ số IQ trung bình là 116, khá cao so với mức trung bình ( Của người Nam là vào khoảng 106, 107).
 
Khi được đề nghị cùng nghiên cứu về bộ não của Einstein, Witelson đã được phép lấy nghiên cứu 1/5 số tiêu bản của Harvey mang đến. Bà chủ yếu tập trung nghiên cứu thùy thái dương và thùy đỉnh trong bộ não của nhà bác học thiên tài.
 
Theo những nghiên cứu của Witelson, trong não của Einstein gần như thiếu mất rãnh Sylvian – là rãnh chia vùng thùy đỉnh của não bộ thành 2 phần riêng biệt. Do thiếu rãnh này, phần thùy đỉnh trong não bộ của Einstein lớn hơn khoảng 15% so với của người bình thường. Đây là nơi kiểm soát cảm giác không gian, nhờ đó chúng ta định được vị trí các vật thật hoặc tưởng tượng. Các thùy này cũng chứa những vùng chuyên về lập luận toán học và không gian trừu tượng. Hơn nữa, rãnh Sylvian hẹp của Einstein sẽ giúp 2 phần não bộ gần nhau hơn và có khả năng trao đổi tốt hơn rất nhiều.
 
Tuy nhiên, những nghiên cứu của Witelson vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng. Bộ não của Einstein trong những cuộc triển lãm nhìn có vẻ hoàn toàn bình thường, không có gì nổi bật. Cấu tạo của bộ não ấy cũng không thể chỉ ra điểm đặc biệt đã làm nên thiên tài này.
 
4. Michael Parterniti
 
Thomas Harvey không bao giờ từ bỏ ý tưởng về việc tìm ra nguyên nhân đã khiến cho Einstein trở thành thiên tài. Tuy nhiên, sao bao năm đi vòng quanh thế giới cùng bộ não của Einstein, gần cuối đời, ông đã đem nó quay lại nơi ông đã có được nó: Bệnh biện Princeton. Harvey đã trao bộ não của Einstein lại cho Michael Parterniti - người kế nhiệm của Harvey tại Bệnh viện Princeton. Parterniti cũng là người đã đồng hành cùng Harvey trong chuyến đi xuyên Mỹ cùng với bộ não của Einstein, ông là người đã viết cuốn sách “Driving With Mr.Albert”.
 

 
Khi nhận lại sự gửi gắm từ Harvey, Parterniti đã nói:”Giờ đây anh đã tự do rồi. Còn tôi lại bị trói”. Điều này đủ cho thấy trách nhiệm nặng nề của việc tiếp tục những công trình nghiên cứu dang dở. Giờ đây, bộ não của Einstein vẫn được Parterniti lưu giữ tại Bệnh vện Princeton thuộc trường Đại học Princeton.
 
Harvey không bao giờ có cơ hội tìm ra bí mật về bộ não của Einstein, ông qua đời ở tuổi 94 vào năm 2007.
 
Cho đến giờ phút này, khoa học vẫn chưa đủ phát triển để nghiên cứu về bộ não con người nói chung và bộ não của Einstein nói riêng. Có lẽ, một ngày nào đó, chúng ta sẽ giải mã được những bí mật của bộ óc được nhiều nhà khoa học tôn thờ, bộ óc đã khiến chúng ta vất vả trong suốt những năm tháng đi học với E= m.C2….