Điện thoại

ĐTDĐ có khả năng đo phóng xạ đầu tiên trên thế giới ra mắt tại Nhật Bản

ĐTDĐ có khả năng đo phóng xạ đầu tiên trên thế giới ra mắt tại Nhật Bản

Những nỗi lo lắng về phóng xạ là rất lớn ở Nhật Bản sau khi nhà máy điện hạt nhân nổ vào năm ngoái và ĐTDĐ đầu tiên trên thế giới có các thiết bị cảnh báo phóng xạ lắp trong đã được phát triển và sẽ được bán ra thị trường vào tháng 7 này.

Pantone 5, chiếc ĐTDĐ có thể đo phóng xạ đầu tiên trên thế giới vừa được giới thiệu tại cuộc họp báo này 29/5 ở Tokyo Ảnh: AP Photo/Kyodo News.

Softbank, nhà khai thác dẫn đầu về bán iPhone và iPad ở Nhật Bản cho biết, chiếc ĐTDĐ Pantone 5 này sẽ hiển thị số microsievert/giờ (mức phóng xạ) hiển thị trên màn hình ở tại một nút bấm. Giá của chiếc điện thoại này chưa được tiết lộ.

Trận sóng thần vào tháng 3 năm ngoái ở Đông Bắc Nhật Bản đã làm nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi. Các khu vực gần nhà máy đã bị đóng cửa. Nhưng các điểm nóng đã bùng lên ở nhiều nơi, trong đó có Tokyo. Nhiều người dân Nhật Bản đã rất lo lắng, nhất là các gia đình có trẻ em.

Chủ tịch Softbank Masayoshi Son đã công khai phản đối năng lượng hạt nhân sau vụ thảm họa, và đề xuất năng lượng mặt trời và tái chế khác.

Chiếc ĐTDĐ này do công ty điện tử Sharp sản xuất hoạt động giống như thiết bị đo liều lượng. Điện thoại này sẽ đo độ phóng xạ xung quanh một người, như trên mặt đất hoặc trong không khí, trong vòng 2 phút. Chiếc ĐTDĐ này chưa thể đo phóng xạ trong thực phẩm, nước.

Những người dân ở các khu vực gần Fukushima vẫn đang chịu phóng xạ cao hơn 1 millisievert trong năm qua được Nhật Bản cho là an toàn trước thảm họa.

Những nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư sẽ tăng ở mức 100 millsievert hoặc hơn. Dưới mức 100 millsievert, các chuyên gia không thể chắc chắc liệu có an toàn, mối liên quan đến ung thư vẫn chưa được chứng minh.

Theo ICTPress/Sina