Nhịp sống số

Tranh cãi về hạt của chúa và 11 sự kiện khoa học lớn nhất 2011

Tranh cãi về hạt của chúa và 11 sự kiện khoa học lớn nhất 2011
align="left">Năm 2011 đã kết thúc, hãy cùng Genk điểm lại những sự kiện nổi bật trong lĩnh vực khoa học năm 2011.
 
11. Thời kỳ khó khăn
 
 
Mỹ không phải chịu suy thoái trong năm nay, tuy nhiên, số lần người dân Mỹ bị sa thải đã đạt đến một mức kỷ lục. Các nhà tâm lý học cho rằng điều này không tốt cho sức khỏe cảm xúc của dân chúng. Điều tra dân số dữ liệu cũng cho thấy sự gia tăng tỷ lệ nghèo của quốc gia này trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, những người dân Mỹ cảm thấy tình hình tài chính của họ đang tồi tệ đi, ngay cả những con vật nuôi trong nhà cũng phải chịu lây. Cuộc đại suy thoái 2007 - 2009 đã để lại ảnh hưởng nặng nề, nó đã gây ra sự gia tăng kỷ lục trong nạn nghèo đói ở trẻ em Mỹ La tinh.
 
10. Khuẩn bệnh trong dưa vàng
 
 
Vào mùa thu năm nay, trên thế giới bùng phát dịch Listeriosis, một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Listeria lây lan qua dưa vàng bị nhiễm độc. Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ cho biết có 146 người bị nhiễm bệnh và 30 người đã tử vong trong thời điểm đó, theo một báo cáo trong tháng 12. Các quan chức chức y tế khuyên người dân nên rửa dưa hấu đặc biệt là dưa vàng trước khi cắt để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn nào bám vào vỏ.
 
9. Tàu con thoi cuối cùng
 
 
30 năm sau khi ra mắt tàu con thoi đầu tiên của mình có tên Columbia, NASA đã kết thúc chương trình sản xuất tàu vũ trụ không gian vào tháng 7 với một nhiệm vụ cuối cùng của tàu con thoi Atlantis. NASA chưa có kế hoạch thay thế ngay lập tức các tàu con thoi, thay vào đó, họ tập trung vào các hành trình có người lái quanh quỹ đạo thấp, chẳng hạn như mặt trăng và sao Hỏa. Trong tương lai, một sự kết hợp các liên doanh thương mại đang được phát triển, ví như tàu Soyuz của Nga, được dự kiến sẽ thay thế nhiệm vụ của các phi hành gia Mỹ và thực nghiệm đi qua lại Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
 
8. Virus cúm đột biến được tạo thành trong phòng thí nghiệm
 
 
Dịch cúm gia cầm (còn được gọi là H5N1), hiếm khi lây nhiễm sang con người, nhưng khi việc này xảy ra thì kết quả thường gây chết người: Trong số 600 trường hợp được báo cáo từ năm 2003, khoảng 60% đã gây tử vong. Để hiểu rõ hơn về loại virus có thể thay đổi thành một dạng dễ dàng lây lan giữa người với người, hai nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu virus này trong phòng thí nghiệm, vô tình tạo ra một mầm bệnh có thể gây ra đại dịch. Các quan chức an toàn sinh học đã kêu gọi các nhà khoa học này giữ bí mật các chi tiết thí nghiệm để ngăn chặn nó rơi vào tay kẻ xấu, tuy nhiên sự việc này được giải quyết ra sao thì vẫn là ẩn số.
 
7. Động đất Nhật Bản, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân
 
 
Ngày 11 tháng 3, một trận động đất cường độ 8,9 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển của Nhật Bản. Trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất nước này, nó còn kéo theo sau các bức tường nước gây ra bởi sóng thần sau đó với sức tàn phá khủng khiếp. Những thảm họa này đã tác động đến nhà máy hạt nhân Chernobyl khi một lượng lớn bức xạ đã bị rò rỉ ra không khí, gây tình trạng khẩn cấp. Thêm vào đó, lò phản ứng điện hạt nhân tại nhà máy Fukushima có tình trạng tan chảy, khu vực xung quanh đã phải sơ tán.
 
6. Báo động ở các Cực
 
 
Lỗ thủng ozone trên Nam Cực không có gì mới, mặc dù các nhà khoa học hy vọng nó biến mất vào cuối thế kỷ này. Nhưng năm nay, một lỗ hổng khác ở Bắc Cực xuất hiện lần đầu tiên, do nhiệt độ lạnh bất thường trong tầng bình lưu cộng với các chất gây ô nhiễm phá hủy ozone. Biển băng tại Bắc Cực cũng tan chảy, hiện tại đang ở mức thấp nhất hoặc thấp thứ hai trong lịch sử, tùy thuộc vào cách đo.
 
5. Vượt qua tốc độ ánh sáng?
 
 
Các báo cáo cho thấy các nhà vật lí đã tăng tốc các hạt hạ nguyên tử, được gọi là neutrino, khiến chúng nhanh hơn tốc độ của ánh sáng đã làm đau đầu ngành vật lý học và thậm chí cả bản chất của tính nhân quả. Thuyết tương đối đặc biệt của Einstein cho biết tốc độ của ánh sáng như là tốc độ giới hạn của vũ trụ. Bất cứ điều gì vượt quá tốc độ của ánh sáng sẽ đi ngược thời gian, can thiệp với các quy tắc cơ bản mà nguyên nhân trước có hiệu lực, được gọi là quan hệ nhân quả.
 
4. Có những hành tinh giống Trái Đất
 
 
Các nhà thiên văn họcđã đi đượcmột bước gần hơn trong việc tìm kiếm một hành tinh giống như Trái đất khi họ tìm thấy hai hành tinh với kích thước tương đương quay quanh một ngôi sao cách 950 năm ánh sáng. Đây là hành tinh nhỏ nhất có kích thước tương đương Trái đất được biết đến.Tuy nhiên, khoảng cách quá gần giữa các hành tinh đó với mặt trời của chúng khiến nhiệt độ của các hành tinh này rất cao, khó có thể duy trì sự sống.
 
3. Bí mật về tổ tiên của chúng ta
 
 
Có vẻ như tổ tiên của chúngta không chỉ giao phối với người Neanderthal, họ cũng đã giao phối với một giống người bí ẩn hơn loài chim hominin cổ xưa. Được gọi là Denisovan, những người nàysống cách đây 40.000 năm và chúng ta chỉ biết đến họ qua một vài mẫu vật mảnh xương và răng. Nghiên cứu đã phát hiện ra gen Denisovantrong khu vực Đông Á hiện đại và các quần đảo Thái Bình Dương.
 
 
 
Các nhà vật lý nói rằng họ đang dần tìm hiểu được một hạt hạ nguyên tử khó nắm bắt, được gọi là Higgs bozon, có thể xác nhận lý thuyết của họ về việc khối lượng của chúng đến từ đâu. Higgs bozon được cho là gắn liền với một trường (trường Higgs), chịu trách nhiệm phân chia khối lượng cho các hạt khác xung quanh nó.
 
1. Khí hậu khắc nghiệt, thay đổi thời tiết
 
 
Hạn hán, cháy rừng, lốc xoáy, lũ lụt, bão tuyết và một cơn bão – các thiên tai liên quan đến thời tiết đã tàn phá Mỹ trong năm 2011, thiết lập một kỷ lục mới cho các thảm họa liên quan đến thời tiết với thiệt hại vật chất lớn nhất. Trong tháng 12, Trung tâm Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) đã công bố quốc gia tốn kém hơn 12 tỷ USD cho những thảm họa này. Trong tương lai, số tiền này có thể hơn thế nếu như thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu. Mỹ dường như đã nắm được vấn đề, một cuộc khảo sát hàng năm cho thấy chúng ta đang đối mặt với sự thay đổi khí hậu là một vấn đề trước mắt, do thời tiết tàn phá năm nay.
 
Tham khảo: Livescience