Nhịp sống số

Nhiều ứng dụng hữu ích từ việc bẻ cong tấm pin năng lượng Mặt Trời

Nhiều ứng dụng hữu ích từ việc bẻ cong tấm pin năng lượng Mặt Trời
id="post_message_15133168">
Nhiều ứng dụng hữu ích từ việc bẻ cong tấm pin năng lượng Mặt Trời

Trước đây chúng ta thường chỉ thấy các tấm pin năng lượng Mặt trời dạng phẳng, hoặc chỉ cong theo một chiều. Mục đích người ta làm phẳng như vậy là để chúng thu được nhiều ánh sáng nhất, tạo ra nhiều năng lượng nhất. Tuy nhiên, một bước đột phá gần đây về kiến trúc và kỹ thuật đóng gói pin năng lượng Mặt Trời của học viện Frauenhofer Institute (Đức) đã cho phép người ta có thể bẻ cong các tấm pin đó theo nhiều hướng khác nhau, 3 chiều, ví dụ như bọc tấm pin phủ kín một chiếc nón hoặc một bộ đồ, cho phép người ta có thể dùng nón để sạc pin cho điện thoại, máy nghe nhạc hoặc các thiết bị điện tử khác.

Nhờ có công nghệ của Học viện Frauenhofer Institute mà các tấm pin dù cho bị bẻ cong theo nhiều hướng vẫn đạt được hiệu suất cao trên 20% (hiệu suất của những tấm pin năng lượng Mặt Trời bán bên ngoài thị trường có hiệu suất khoảng 21%). Loại pin này sử dụng vật liệu Silic đơn tinh thể (Mono-Crystalline Silicon) để giảm thiểu rủi ro bị bẻ gãy của tấm pin cũng như cho phép người ta có thể ghép nối nhiều tấm pin lại một cách dư thừa, để khi có một tấm pin bị hỏng thì các tấm pin khác vẫn có thể hoạt động bình thường.

Ứng dụng:
Vậy tấm pin năng lượng Mặt Trời có thể bẻ cong sẽ mang lại lợi ích gì? Rất nhiều. Bạn có thể đặt tấm pin đó lên nhiều đồ vật hơn chứ không chỉ để trên mái nhà hay đặt trên xe hơi. Ví dụ, người ta có thể bọc tấm pin lên chiếc mũ bảo hiểm của những người đi trượt tuyết, giúp họ có thể vừa trượt vừa sạc pin cho điện thoại hay máy nghe nhạc của mình. Hoặc ta cũng có thể tích hợp các thiết bị liên lạc hay một quạt máy mini vào trong chiếc mũ bảo hộ của những công nhân xây dựng, những người thường xuyên phải đứng làm việc dưới ánh nắng Mặt Trời. Và người đi xe đạp cũng có thể đội mũ bảo hiểm tích hợp đèn xi-nhan.

Cuối năm nay có bán, giá 400$:
Học viện Frauenhofer Institute cho biết những chiếc mũ bảo hiểm dành cho người trượt tuyết có thể sạc điện thoại, máy MP3... sẽ được bán vào cuối năm nay với giá khoảng 300 Euro, tương đương 400$ sau khi chúng đã được thử nghiệm và thiết kế lại cho phù hợp với người dùng cuối. Họ chọn mũ trượt tuyết để thử nghiệm vì chỉ khi sử dụng trong một môi tường lạnh khắc nghiệt như vậy thì họ mới có thể tối ưu hóa hiệu năng cũng như pin của nón.
Nhiều ứng dụng hữu ích từ việc bẻ cong tấm pin năng lượng Mặt Trời
Một mẫu nón bảo hiểm có tấm pin năng lượng Mặt Trời, giao tiếp với điện thoại qua Bluetooth, tích hợp micro, loa stereo



QUẢNG CÁO



CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ:


CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC: