Tài chính

CEO Fastgo lên tiếng cà khịa các ông lớn của thị trường gọi xe, từ Go-Viet đến Grab: Thùng rỗng kêu

 CEO Fastgo lên tiếng cà khịa các ông lớn của thị trường gọi xe, từ Go-Viet đến Grab: Thùng rỗng kêu

 

  • Công bố chắc nịch của HLV Park Hang Seo trước trận Việt Nam vs Malaysia, dân tình thở phào nhẹ nhỏm
  • HLV Park Hang Seo chuẩn bị tung đòn bất ngờ, Malaysia khó lòng chống đỡ
  • Quang Hải xứng danh 'dân chơi hàng hiệu số 1 tuyển Việt Nam' chỉ bằng một món hàng hiệu đỉnh cao

Mới đây, CEO Fastgo - một startup trong hệ sinh thái NextTech của Shark Bình vừa đăng tải trên trang facebook cá nhân về công chuyện "Ai sẽ thắng trong cuộc đua đốt tiền" thậm chí còn công bố tổng tiền của một loạt đối thủ trong lĩnh vực gọi xe Việt Nam. 

Theo thống kê, Fastgo đã thực hiện 2 triệu chuyến xe trong nửa đầu năm 2019, chỉ bằng 1/73 Grab, 1/10 Go-Viet, và 1/15 của Be…

Bài đăng của CEO Go Fast

Cụ thể, Bài đăng của CEO Fastgo có nội dung như sau:

"Ai sẽ thắng trong cuộc đua đốt tiền?

Chỉ cần xem các con số thống kê về cuốc xe, có thể đoán được các hãng xe đang đốt bao nhiêu tiền khuyến mãi/ thưởng tài xế:

- Grab: Thực hiện 146 triệu cuốc xe, đốt khoảng 160 triệu USD, trung bình đốt khoảng 1,1 USD/cuốc

- Be: 31 triệu cuốc, đốt khoảng 75 triệu USD, trung bình đốt khoảng 2,5 USD/cuốc

- Go-Viet: 21 triệu cuốc, đốt khoảng 30 triệu USD

- Fastgo: 2 triệu cuốc, đốt khoảng 2 triệu USD. Trung bình đốt khoảng 1 USD/cuốc.

Nhưng đây là mô hình kinh tế chia sẻ, việc đốt tiền liệu có tạo ra tiền tiếp theo hay không khi tất cả chỉ sở hữu người dùng mà không sở hữu tư liệu sản xuất (lái xe và xe)?

- Grab: Đã tạo ra được Network Effect (hiệu ứng mạng lưới). Nên Grab vẫn tồn tại. Grab có hệ sinh thái thanh toán, food, delivery, finance để tạo ra giá trị và nguồn thu mới. Tuy nhiên, Grab sẽ gặp khó nếu có khủng hoảng kinh tế, chính trị hoặc một làn sóng tẩy chay người dùng/tài xế vì một yếu tố nào đó về văn hoá (như kiểu xúc phạm dân tộc).

- Be: Dừng đốt tiền (dù chỉ 1 ngày) là "die" (chết) vì tất cả người dùng chuyển sang Grab/Fastgo!? 

- Go-Viet: Dừng cũng chết, vì tài và khách sẽ chuyển sang Grab.

- Fastgo: Đã dừng việc phải đốt tiền từ tháng 5/2019 và đang chuyển sang mô hình có lãi trên mỗi cuốc xe (sẽ chia sẻ sau).

Cuộc đua này khi nào sẽ kết thúc? Chưa có dự đoán bao giờ kết thúc được, vì không có rào cản nào cho người mới gia nhập (ví dụ Vingroup). Sau WeWork/Uber/Lyft, khả năng IPO sẽ khó khăn hơn cho các mô hình này. Grab không IPO sẽ phải trả Uber 2 tỷ USD, Be sẽ phải raise tiếp 100 - 200 triệu USD nữa để đuổi theo Grab, Fastgo đã chọn con đường riêng (hướng tới có lãi) nên không phải đánh nhau với ai nữa cả".

Đặc biệt, bài đăng của ông Tuất gắn thẻ khá nhiều người trong đó bao gồm cả Shark Bình. Về tính chính xác của các số liệu đã được đưa ra một cách hùng hồn, CEO Fastgo cho biết số liệu được lấy từ một bài báo (thực tế là từ ABI Research, thống kê số chuyến xe thực hiện của các doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2019. Về số tiền “đốt”, ông cho rằng những người trong nghề sẽ tính được ra, ông cộng dồn ra số GMV (tổng giá trị giao dịch) của thị trường gọi xe vào khoảng 600 triệu USD, tức gần 15.000 tỷ đồng.

Tính xác thực về các lập luận “chắc như đinh đóng cột” của CEO Fastgo

Các lập luận của  CEO Fastgo trên bài đăng nghe qua thì có vẻ hợp lý nhưng lại khiến những người theo dõi lĩnh vực gọi xe công nghệ tại Việt Nam tự đặt ra câu hỏi.

-  Vì sao các doanh nghiệp gọi xe phải dừng đốt tiền ở thời điểm này, khi số lỗ của họ là lỗ theo kế hoạch?

- Con đường mà Fastgo lựa chọn - neo vào hệ sinh thái thanh toán và tài chính, trên thực tế Be thực hiện cũng đã lâu, CEO Fastgo quên không update chăng?

- Trên fanpage của Fastgo khách còn phàn nàn không gọi được xe, xế thì kêu ca mở app cả ngày không được cuốc nào, vậy nếu dừng đốt tiền thì Fastgo tính đi hướng gì?

Thêm nữa, tính chính xác của những số liệu là bao nhiêu % để dẫn tới suy luận về các đối thủ như vậy?

Thị phần các ứng dụng gọi xe ở thị trường Việt Nam

Với số chuyến  thực hiện chỉ bằng 1/73 của Grab, 1/10 Go-Viet và 1/15 của Be, Fastgo lại thường lôi cái tên số  1 trong lĩnh vực này (Grab) vào " cà khịa ". Vào cuối năm ngoái, hark Bình thậm chí còn đòi đọ số liệu... tăng trưởng của Fastgo với Grab. 

Bài đăng có phần “gáy to” này đã nhận được hiều "gạch đá" của cả người trong giới lẫn ngoài giới, bởi một người biết tính toán sơ sơ cũng hiểu đem đọ số tăng trưởng của một startup 6 tháng tuổi với một decacorn (kỳ lân nhiều sừng) thì khác nào bảo Việt Nam thách đọ tăng trưởng GDP với Mỹ!?

 

 

Quang Hải xứng danh 'dân chơi hàng hiệu số 1 tuyển Việt Nam' chỉ bằng một món hàng hiệu đỉnh cao

(Techz.vn) Quang Hải không chỉ được coi là chân sút số 1 của đội tuyển Việt Nam, Cầu thủ duy nhất ghi bàn thắng vào lưới Malaysia tại vòng loại World Cup 2022 dường như cũng vô đối về độ “chịu chơi hàng hiệu”.