Khoa học & Đời sống

Trung Quốc mời nhiều quốc gia cùng thám hiểm mặt trăng

Trung Quốc mời nhiều quốc gia cùng thám hiểm mặt trăng

Những ngày này, thế giới đang kỷ niệm 50 năm đáp xuống mặt trăng. Còn phía Trung Quốc, các nhà thám hiểm của họ đang gấp rút thực hiện kế hoạch xây dựng trạm nghiên cứu Mặt trăng. Trên thực tế, họ không chỉ là khám phá nữa mà mong muốn khai thác các khoáng sản của vũ trụ. Đồng thời, nếu có một trạm nghiên cứu ở Mặt trăng sẽ giúp Trung Quốc tiết kiệm được chi phí thám hiểm các hành tinh khác bởi phóng tàu từ Trái Đất sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn phóng tàu từ Mặt trăng.

Li Chunlai, giám đốc Hệ thống nghiên cứu và ứng dụng mặt đất của Dự án thám hiểm mặt trăng Trung Quốc cho biết, trạm nghiên cứu mặt trăng sẽ trở thành căn cứ để các phi hành gia ghé thăm, dừng chân trong một thời gian ngắn rồi ở lại lâu dài.

trung quốc thám hiểm mặt trăng

Năm 2004, Trung Quốc tiết lộ về 3 giai đoạn của chương trình thám hiểm mặt trăng, trong đó bao gồm: Phóng, đổ bộ và trở về trái đất. Những con tàu trong dự án được đặt tên là Hằng Nga, lấy cảm hứng từ tên nữ thần Mặt trăng của Trung Quốc.

Từ 2007 đến 2019, đã có 4 con tàu được phóng lên mặt trăng. Hồi tháng 1 vừa qua, Trung Quốc đáp tàu vũ trụ Hằng Nga-4 xuống vùng trũng Nam Cực – Aitken – vùng tối của Mặt trăng, nơi chưa từng được khám phá. Đây là bước đi đầu tiên của đất nước này trong việc mở trạm nghiên cứu Mặt trăng vào năm 2035. Dự kiến, đầu năm 2020, Hằng Nga-5 sẽ được phóng lên Mặt trăng để lấy mẫu vật và quay trở lại Trái đất.

trung quốc thám hiểm mặt trăng

Phía Trung Quốc cho biết, sau năm 2030, dự án thám hiểm mặt trăng của họ sẽ ưu tiên robot trước, sau đó mới đến con người.

Trong một bài báo trên tờ Khoa học Hoa Kỳ nhằm kỷ niệm cuộc đổ bộ lên mặt trăng của Apollo 11, ông Li Chunlai, giám độc dự án có nói: “Hợp tác quốc tế là yếu tố quan trọng trong chiến lược thám hiểm mặt trăng và vũ trụ của Trung Quốc”.

Biết được NASA đang đặt mục tiêu đưa người Mỹ trở lại Mặt trăng một lần nữa vào năm 2024, ông thẳng thắn chia sẻ: “Hai bên có thể bắt đầu hợp tác trên các khía cạnh như trao đổi dữ liệu khoa học, thông tin… Trung Quốc mong muốn có được cơ hội hợp tác với NASA để bảo vệ môi trường, không gian cho thế hệ sau này”.

Tháng 4 vừa qua, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc đã công bố cơ hội hợp tác để cùng phóng con tàu Hằng Nga-6. Họ đã ký các thỏa thuận hợp tác thăm dò mặt trăng với Văn phòng Liên hiệp quốc tế các vấn đề ngoài vũ trụ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia và Pakistan.

 

Sốc: Mặt trăng sắp được ‘bê tông hóa’?

(Techz.vn) Thông tin các nhà khoa học Nga chuẩn bị... bê tông hóa mặt trăng khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Một số còn tỏ ra hoài nghi về sự khả thi của kế hoạch này.