Khoa học & Đời sống

Thực hư đằng sau truyền thuyết bí ẩn 'Linh miêu hồi sinh xác chết'

Thực hư đằng sau truyền thuyết bí ẩn 'Linh miêu hồi sinh xác chết'

Tiếng động kích thích não bộ hoạt động trở lại

Ông Vũ Quốc Trung, giám đốc Trung tâm Y tế Sơn Hà cho biết, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh chuyện linh miêu vực dậy người chết, hay "quỷ nhập tràng", "chết giờ trùng".

linh miêu hồi sinh xác chết

Nguyên nhân của vấn đề này là do người đó chưa chết hẳn, mới chết dạng lâm sàng. Não còn hoạt động, tim còn đập, phổi còn thở nhưng đều ở cường độ rất thấp. Khi có nguyên nhân nào đó như nhiệt độ trong phòng tăng, do tiếng động mạnh (có thể là tiếng mèo kêu hoặc nhảy qua), do con cháu lay mạnh kích thích não bộ hoạt động trở lại làm cho hệ thần kinh thực vật tái hoạt động, giải phóng adrian đưa máu vào tim và giúp các cơ quan hoạt động trở lại.

Tác động của trường sinh học

GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, nguyên viện trưởng Viện Văcxin, tác giả cuốn sách"Khoa học và vấn đề tâm linh" cho hay, cơ thể tế vi cần đến nguồn năng lượng vũ trụ đi vào cơ thể thông qua các luân xa, các lỗ tự nhiên... rồi biến thành năng lượng sinh học (trường sinh học).

linh miêu hồi sinh xác chết

Trường hợp "linh miêu vực dậy người chết", có thể giải thích bằng sự tác động giữa trường sinh học của con người và của con vật. Mèo thuộc giống hổ, mang điện tích dương (+). Khi người chết thì sẽ mang điện tích âm (-) (cực âm). Vì vậy, khi mèo nhảy qua người đã chết thì sẽ tạo ra một dòng điện rất mạnh, làm bật người chết dậy và có thể làm cho người chết sống thêm một thời gian từ vài phút và có thể đến 1 ngày.

ThS Vũ Đức Huynh, tác giả của hơn chục cuốn sách về tâm linh và cổ học phương Đông khẳng định đây chỉ là tin đồn. Trường hợp tạo ra dòng điện mạnh kia tương tự trường hợp sốc điện trong bệnh viện - một chút chứ không sống lại được.

Sự hồi sinh của xác chết?

Các nhà nghiên cứu khoa học đều khẳng định, chuyện linh miêu chỉ là lời đồn thổi nhưng câu chuyện người chết sống lại có thể giải thích được.

linh miêu hồi sinh xác chết

Trường hợp bà Nguyễn Thị Dí (67 tuổi, ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM) bị chết trôi sông. Xác bà được kéo vào bờ lúc 11h trưa, xác định đã chết nhưng sau khi ông Nguyễn Văn Nhiên (hàng xóm) làm hô hấp nhân tạo, bà Dí bắt đầu cựa quậy và mở mắt. Sau hai ngày cứu chữa bà có thể tự ăn uống được.

Anh Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1973, ngụ ở phường 2, TP Tân An, tỉnh Long An) đã được bệnh viện chẩn đoán là ung thư túi mật giai đoạn cuối. Anh chết tại nhà lúc 17 giờ ngày 14/6/2010. Lúc 23 giờ, anh Hùng ho mạnh, rơi nải chuối xuống đất. Rồi anh sống thêm được một tháng.

linh miêu hồi sinh xác chết

Bà Trần Thị Ban (83 tuổi, thôn 2 xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã từng chết năm 40 tuổi, tử thi được đắp chiếu, chờ sáng mới tẩm liệm. Bỗng đêm khuya bà sống lại và sau đó sống bình thường với con gái ở thôn 2 đến 83 tuổi.

Lý giải về điều này, GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu cho biết, y học phân biệt hai kiểu"chết" là: Chết lâm sàng  chết sinh vật. 

linh miêu hồi sinh xác chết

Chết lâm sàng là khi bệnh nhân đã ngưng thở, tim ngừng đập nhưng não chưa chết, thần kinh gốc và não bộ vẫn hoạt động, bản năng chống đỡ với cái chết vẫn còn.

Chết sinh vật là ngoài việc tim phổi ngưng hoạt động, thần kinh gốc cũng ngừng hoạt động. Não đã chết hết khả năng cứu sống.

 

Top 5 những cái chết 'nhảm' nhất của hoàng đế Trung Quốc: Số 2 rơi xuống hố phân chết ngạt

(Techz.vn) Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại đã ghi nhận những cái chết rất "nhảm nhí' của các hoàng đế khiến bất kỳ ai cũng phải phì cười.