Blog công nghệ

Project Ara : Khó khăn và thách thức (phần 1)

Project Ara : Khó khăn và thách thức (phần 1)

Khi lần đầu tiên được nghe về dự án điện thoại được gắn kết bởi các module rời như PhoneBlock (năm 2013) giới công nghệ đã không khỏi bàng hoàng, trầm trồ nhưng kèm theo đó là những nghi ngờ về thành công của dự án này khi nó chỉ là một dự án được đặt ra bởi một nhóm các nhà nghiên cứu. Ngay cả những người đam mê công nghệ cũng chỉ dám nghĩ đó là một giấc mơ.

Ý tưởng là quá tuyệt vời khi các thành phần có thể thay đổi, với một mức điện thoại giá rẻ ban đầu sau đó bạn có thể nâng cấp các thành phần để rồi thiết bị đó trở thành một siêu phẩm thực thụ, Tuy nhiên những rào cản kỹ thuật thực tế đã khiến mọi người hoài nghi về sự thành công. Nhưng trong lúc chúng có vẻ như chìm nghỉm thì đại gia Google lại lên tiếng, giấc mơ đó sẽ thành hiện thực.

Project Ara : Khó khăn và thách thức (phần 1)

Vào tháng 10 năm 2013, Motorola đã công bố dự án Ara (Project Ara), một nền tảng module sẽ thay đổi cách chúng ta nghĩ về phần cứng điện thoại thông minh. Ngay cả sau khi Motorola được bán cho Lenovo, Google cũng đã giữ lại dự án này cho riêng mình và hứa rằng nó sẽ trở thành hiện thực với sự đầu tư lớn cùng sự hỗ trợ công nghệ bằng tiềm năng mạnh mẽ của họ.

Mục tiêu của Project Ara

Google đã tổ chức hội nghị các nhà phát triển để lên kế hoạc cho ngày 15 tháng 4, ngày mà giới công nghệ cho rằng Project Ara sẽ chính thức ra mắt với mô hình đầu tiên và Gã khổng lồ tìm kiếm hy vọng nó sẽ thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến việc khởi tạo các module tương thích với mô hình này. Nhưng tại sao chúng ta phải quan tâm đến Project Ara? Những lợi ích mà Module phần cứng cung cấp cho ngành công nghiệp di động và cho người tiêu dùng là gì?

Về phần của Google, công ty đã tiết lộ nền tảng này dành cho những người có ngân sách hẹp hòi mà muốn sở hữu một chiếc điện thoại thông minh mà lần lượt sau đó họ sẽ nâng cấp thiết bị của mình trở thành một smartphone cao cấp. Chỉ mới tháng trước, người đứng đầu Project Ara của Google, Paul Eremenko nói rằng giá của mô hình đầu tiên của dự án này sẽ là 50 USD ( tương đương với 1,2 triệu vnđ) một mức giá rất rẻ cho một chiếc smartphone, rồi sau đó bỏ ra một lượng tiền nhất định để nâng cấp thêm các tính năng cho chiếc điện thoại này.

Project Ara : Khó khăn và thách thức (phần 1)

Một lợi ích rõ ràng của Project Ara là nó có thể cho phép người dùng tùy chỉnh các thiết kế riêng cho thiết bị cầm tay của họ để đáp ứng nhu cầu cá nhân của mình, ví dụ một người ưa thích nhiều tính năng với thiết kế màn hình to để có thể đọc báo xem phim và người lại một người khác lại thích nhỏ gọn, cầm vừa tay, mỏng, nhẹ.. Tất cả đều phụ thuộc vào mong muốn của người dùng, thay vì đắn đo lựa chọn một loại smartphone nào đó, có thể phù hợp nhu cầu này nhưng lại đánh mất tính năng kia thì họ chỉ việc lựa chọn những gì họ muốn để tạo thành thiết bị cho mình. Việc này có thể nôm na giống với những bữa tiệc buffet vây. Chưa kể đến việc điện thoại Module có thể cắt giảm lượng chất thải phát sinh khi người dùng làm hỏng điện thoại của họ, các module còn dùng được sẽ được tái chế và sử dụng trên các mô hình khác.

Nhìn một góc độ nói chung thì việc cung cấp lợi ích cho người dùng cuối được các nhà sản xuất ưu tiên những mặt khác nó có thể ảnh hưởng đến các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà cung cấp bảo hiểm và các ngành công nghiệp điện thoại di động. Raul SFAT, phó chủ tịch bán hàng và tiếp thị tại tập đoàn Giải pháp chăm sóc khách hàng B2X nhận định.

B2X là ai  ? Vai trò của họ trong ngành công nghiệp điện thoại di động là gì ?

Trong khi Raul SFAT và tập đoàn B2X không liên quan đến Project Ara trong bất kỳ một nhiệm vụ nào cả thì tại sao họ có một vai trò lớn trong dự án này ? tập đoàn B2X đã có một lịch sử lâu dài về cung cấp hậu mãi và chăm sóc khách hàng với các thiết bị điện tiêu dùng. Họ cũng đã có mối quan hệ mật thiết với một số nhà sản xuất lớn, các nhà cung cấp bảo hiểm, nhà khai thác mạng điện thoại di động và thậm chí cả các nhà bán lẻ khác nhau trên toàn thế giới.

Được thành lập vào năm 2006, công ty đã xử lý hơn 10 triệu sự cố dịch vụ mỗi năm và có một đội ngủ hơn 400 nhân viên. Trong thời gian đó, B2X đã có một sự hiểu biết sâu sắc về ngành công nghiệp điện thoại di động toàn cầu đặc biết là vấn đề phục vụ và sửa chữa thiết bị điện tử tiêu dùng. Vì vậy nhận định của Raul ở phần trên là có cơ sở, liệu Google có thể thuyết phục được các nhà phát triển để Project Ara thực sự được triển khai? Có lẽ Google cần phải tham khảo B2X một cách hợp lý nhất.

Project Ara có thể dẫn đến thay đổi mô hình chăm sóc khách hàng của các hãng lớn ?

Như Raul SFAT chỉ ra trong cuộc phỏng vấn với trang AndroidAuthority, nếu vô tình bạn làm vỡ màn hình hay một vấn đề nào đó xảy ra với chiếc điện thoại của bạn thì một trong những việc đầu tiên bạn cần làm là cầm ra trung tâm bảo hành để hãng có thể tiếp nhận sản phẩm của bạn. Với các điện thoại bình thường thì việc hoàn thành sẽ rất nhanh vì nó là một mô hình có sẵn. Còn với điện thoại Module có thể không khó tìm ra chi tiết bị hỏng nhưng khi tìm ra rồi họ phải liên hệ với rất nhiều nhà cung cấp khác nhau để thay module đó. Vì điện thoại từ thiết kế đến cấu hình đều do người dùng lựa chọn, không giống như một chiếc điện thoại cung cấp từ một hãng mà nhiều module lại đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Từ đó việc bảo hành sẽ lâu hơn rất nhiều.

Project Ara : Khó khăn và thách thức (phần 1)

Từ đó B2X đã đưa ra một giải pháp đó là bảo hành từng phần của điện thoại, việc này vừa có thể giảm chi phí cho các nhà sản xuất, đồng thời giảm chi phí vận chuyển. Nếu xác định một module nào đó hỏng, người dùng có thể gửi module đó về hãng cung cấp và trong trường hợp xấu nhất hãng sẽ đổi module đó cho bạn một cách miễn phí. Điều này không chỉ đem lại một trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng mà còn tiết kiệm thời gian chờ đợi cho họ. Đặc biệt các module có thể dễ dàng tái chế, tái sử dụng và cải tạo.

Đọc thêm : Ara - Smartphone 'Xếp Hình' Mới Của Motorola Sắp Ra Mắt 

Tuấn Việt