Doanh nghiệp

Ông Phạm Văn Tam – Chủ tịch Asanzo trải lòng sau khủng hoảng

Ông Phạm Văn Tam – Chủ tịch Asanzo trải lòng sau khủng hoảng

Sáng hôm nay (ngày 15/8/2019) ông Phạm Văn Tam đã có buổi trao đổi với chủ đề “Hàng Việt Nam nhìn từ Asanzo”. Trong buổi trao đổi này, ông Tam đã trải lòng về quá trình xây dựng thương hiệu Asanzo ở Việt Nam. Ông Tam nói: “Thời gian vừa qua, rất nhiều dư luận nói về tôi, nói về Asanzo. Người ta thậm chí còn nói rằng Phạm Văn Tam chỉ là người đi buôn. Nhưng tôi hỏi, đi buôn đồ điện tử thì có gì sai hay không?”.

Để xây dựng được thương hiệu Asanzo, ông Tam đã dựa vào sự cố gắng và kinh nghiệm kinh doanh, buôn bán của mình chứ không phải dựa vào gia đình. Ông Tam khẳng định: “Các sản phẩm đầu tiên của Asanzo đều nhờ những chuyến đi buôn, nhờ những lần tôi cung cấp hàng điện tử cho các vùng miền Tây. Ở đây họ thiếu điện, chúng tôi phải tạo ra những chiếc tivi sử dụng ắc quy để phục vụ họ. Tôi luôn tâm niệm, Asanzo được thành lập để phục vụ cho những người tiêu dùng bị bỏ quên chứ không phải dành cho người tiêu dùng hiện đại”.

Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Công ty Cổ Phần Tập đoàn Asanzo.

Ông Tam cũng cho biết thêm, do thiết kế bo mạch trên tivi của Asanzo không giống với các hãng tivi khác nên khi bán ra ở các khu vực trên lãnh thổ Việt Nam công ty ông phải thiết kế lại bo mạch cho phù hợp nguồn điện.

Trong 1 tháng ở thời điểm năm 2013, chúng tôi bán ra hơn 1.000 chiếc tivi, phục vụ cho bà con khu vực miền Tây. Thời điểm đấy, tôi chỉ nghĩ rằng thế này là đủ rồi bởi nhu cầu của bà con ở đâu chỉ có thế”, ông Tam tâm sự.

Cho tới khi thị trường smart tivi ra đời và phát triển, với mong muốn mang đến trải nghiệm về công nghệ này cho bà con vùng quê Asanzo tiếp tục thiết kế lại toàn bộ giao diện loại tivi này để cắt giảm chi phí sản xuất. Chỉ có như vậy thì mới có thể tạo ra một chiếc smart tivi giá rẻ cho bà con vùng quê trải nghiệm.

“Nói chung tôi nhập linh kiện Trung Quốc về rồi gắn mác hàng Việt Nam thực sự là rất oan uổng. Chúng tôi có hơn 2.000 công nhân, trong đó hơn 600 người lắp ráp. Chẳng nhẽ chúng tôi trả lương cho từng đấy con người chỉ để họ bóc tem và dán nhãn?”, ông Phạm Văn Tam nói tiếp.

Chủ tịch Asanzo cho hay những thông tin đăng trên báo Tuổi trẻ là những cáo buộc sai sự thật và đã gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp. ông Tam cho hay, các thông tin như giả xuất xứ hàng điện gia dụng và mô tả quá tình sản xuất tivi của Asanzo chỉ là lắp ráp đơn giản 4 khối linh kiện nhập về từ Trung Quốc rồi dãn nhãn xuất xứ Việt Nam đăng tải trên báo Tuổi trẻ đã khiến người tiêu dùng hiểu nhầm.

Thiệt hại do khủng hoảng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Ông Tam cho biết thêm, đối với các mặt hàng tự sản xuất Asanzo vẫn ghi xuất xứ Việt Nam trên sản phẩm. Còn các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, công ty vẫn để nhãn xứ xứ Trung Quốc.

Bởi “Theo quy định về việc ghi nhãn hàng hoá, (bắt buộc) Asanzo phải ghi xuất xứ Việt Nam cho tất cả các hàng hoá lắp ráp hoàn chỉnh tại Việt Nam dù linh kiện nhập về từ nhiều nước khác nhau, miễn sao là sản phẩm hoàn chỉnh tại Việt Nam”, ông Tam giải thích thêm và khẳng định “Không có chuyện chúng tôi lừa dối người tiêu dùng ghi xuất xứ Việt Nam cho mặt hàng tivi”.

 

Đã có dự thảo quy định về hàng hóa “made in Viet Nam”, Asanzo liệu có đạt chuẩn?

(Techz.vn) Bộ Công Thương vừa đưa ra bản dự thảo đầu tiên về quy định tiêu chí dán mác "made in Vietnam" cho những sản phẩm được sản xuất và lưu thông nội địa.