Báo Mới

Lộ diện cuộc sống xa hoa của sư thầy bốn phương

Lộ diện cuộc sống xa hoa của sư thầy bốn phương

 Nhà sư vốn thuộc giới tu, được coi là lánh xa bụi trần và vật chất tầm thường. Thế nhưng ở khắp nơi trên thế giới, các nhà sư đang cho người phàm tục thấy rằng cuộc sống của họ vương giả và xa hoa không kém các doanh nhân thành đạt.

Việt Nam: Nhiều nhà sư ở biệt thự, đi ô tô sang

Gần đây, người dân tỉnh Vĩnh Long bàn tán xôn xao về việc sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) mua đất xây biệt thự trị giá cả chục tỉ đồng để ở sát cạnh chùa

Lộ diện cuộc sống xa hoa của sư thầy bốn phương-image-1384585333872

Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Phước Tấn

Nhà của sư là một công trình rất lớn và đẹp. Phần tường rào xây kín cao hơn 2 m. Đường dẫn vào cửa chính của công trình này là các bậc đá được xếp uốn lượn trên mặt nước. Nội thất của công trình rất sang trọng với nhiều đồ gỗ, gạch lát sàn, ốp tường cao cấp.

Tuy sư thầy Tấn đã phân trần rằng nhà đó không phải của ông mà là của mẹ đẻ – bà Phan Thị Tới, thì dư luận vẫn không ngớt đồn thổi. Ho vẫn bức xúc cho rằng thầy Tấn cố ý không hoàn thiện chùa Bồ Đề Cổ Tự để kiếm cớ xin tiền của những người đến viếng và phật tử tứ phương. Số tiền này không dùng để hoàn thiện ngôi chùa mà dùng cho mục đích riêng của thầy Tấn, trong đó có việc xây ngôi biệt thự.

Lộ diện cuộc sống xa hoa của sư thầy bốn phương-image-1384585338014

Căn biệt thự của mẹ sư thầy Tấn xây nganh cạnh chùa Bồ Đề. Nguồn ảnh: Dân trí

Ngoài điều tiếng về chuyện, trụ trì Tấn dùng tiền “chùa” xây biệt thự, ông còn người dân làm đơn gửi lên chính quyền địa phương, Ban Trị sự tỉnh về nhân cách, đạo đức,…, tố cáo việc sư dùng tiền nhà chùa để xây biệt thự, khách sạn,… cho người nhà đứng tên.

Bên cạnh biệt thự. các nhà sư cũng lần lượt lộ ra việc sở hữu xế sang trong những sự việc tình cờ.

Trên Báo An ninh thủ đô, chiều 20-9- 2013, Công an huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã bắt giữ đối tượng Phạm Văn Thịnh (SN 1991, trú tại 3B Hoàng Diệu, phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương). Thịnh người điều khiển xe ô tô BKS 80LD- 0656 đâm vào điểm tổ chức Tết Trung thu tạiHải Dương làm 5 người bị trương.

Chiếc xe ô tô BKS 80LD- 0656 sau đó được xác nhận là của một sư thầy, trụ trì tại một ngôi chùa ở thị xã Chí Linh (Hải Dương) mang xe đến gara ô tô Đạo San, ở thành phố Hải Dương sửa chữa. Nhân dịp Tết Trung thu, chủ gara ô tô cùng thợ xe của mình là Phạm Văn Thịnh đã "mượn" xe ô tô nói trên để đi về quê chơi và gây ra tai vụ nạn.

Gần đây nhất, ngày 14/11, Sở VHTT&DL Hà Nội cho biết, các phòng chuyên môn thuộc huyện và UBND xã Chàng Sơn đã vào cuộc điều tra sự việc sư Thích Minh Phượng tự ý đưa tượng Phật ra khỏi chùa Chân Long, thuộc xã Chàng Sơn (Thạch Thất - Hà Nội).

Lộ diện cuộc sống xa hoa của sư thầy bốn phương-image-1384585342459

Ô tô của sư thầy Thích Minh Phương được phóng viên ghi lại. Nguồn ảnh: Đất Việt

Theo vị đại diện Sở VHTTDL Hà Nội, kết qua điều tra ban đầu cho thấy sư Thích Minh Phượng đã mắc nhiều sai phạm nghiêm trọng trong thời gian làm trụ trì chùa Chàng Sơn.

Cụ thể, sư Thích Minh Phượng đã tự ý đưa tượng mới vào chùa, đưa tượng cổ ra khỏi chùa và xây dựng các hạng mục nhà vệ sinh sát bên cạnh tòa tiền đường, chặt cây cổ thụ để xây gara ô tô cạnh cổng phụ… Tại gara này, sư Thích Minh Phượng vẫn để lại chiếc ôtô hiệu KIA Morning ước tính khoảng 400 triệu đồng.

Có một thông tin khá bất ngờ trong vụ việc của sư trụ trì Tấn xây biệt thự sát chùa Bồ Đề. Đó là, trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ đặt trong khuôn viên Bồ Đề Cổ Tự có để một thùng tam bảo để khách viếng bỏ tiền cúng dường cho chùa. Điều đáng chú ý là thùng tam bảo này là một cái két sắt thay vì thùng gỗ như ở một số chùa khác.

Bê bối rửa tiền đình đám của nhà sư Thái Lan

Thái Lan là đất nước Phật giáo nổi tiếng của thế giới. Tuy nhiên, đất nước này vừa trải qua một vụ bê bối lớn liên quan đến đạo đức của nhà sư.

Thực tế, một số vụ nhà sư xuống cấp về đạo đức ở Thái Lan trong mấy năm gần đây thường liên quan tới cáo buộc đã uống rượu hoặc đùa cợt khiếm nhã với phụ nữ, những điều cấm kỵ trong Phật giáo. Theo Văn phòng Phật giáo Quốc gia Thái Lan, năm ngoái, khoảng 300 trong số 61.416 nhà sư Thái Lan đã bị kỷ luật và một số người bị đuổi khỏi Giáo hội Phật giáo do vi phạm quy định.


Lộ diện cuộc sống xa hoa của sư thầy bốn phương-image-1384585346645Các điều tra về vị sư Wirapol Sukphol đã làm lộ ra cuộc sống đen tối của nhân vật này. Tuy nhiên theo các nhà điều tra, đây rất có thể chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống đen tối đó.Nhưng chưa có trường hợp nào kinh khủng như của Wirapol Sukphol, theo lời một quan chức Thái Lan. Wirapol Sukphol chính là nhà sư gây xôn xao dư luận khi sở hữu một máy bay riêng hạng sang cùng hàng chục chiếc Mercerdes và các loại hàng hiệu đắt tiền.

Sinh ra tại tỉnh Ubon Ratchathani nghèo khó ở Thái Lan, Wirapol đã vào chùa tu từ khi còn bé và nổi tiếng ở địa phương vì tuyên bố sở hữu khả năng siêu nhiên như bay, khinh công trên mặt nước và nói chuyện với các linh hồn.

Dần dần anh ta đã tập hợp quanh mình nhiều tín đồ giàu có, những người tình nguyện bỏ tiền đầu tư cho các dự án do anh ta tổ chức nhân danh Phật giáo, như xây đền chùa, bệnh viện và đặc biệt một bức tượng Phật ngọc cỡ lớn. Bức tượng Phật ngọc cao 11m đã được anh ta dùng tiền công đức cho xây tại ngôi chùa của mình ở Đông Bắc đất nước. Wirapol quảng bá đây là tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới, làm từ ngọc quý, dù thực tế ruột tượng là bê tông rẻ tiền.


Lộ diện cuộc sống xa hoa của sư thầy bốn phương-image-1384585356885

 

"Các nhà sư có thể nhận quyên góp và phải sử dụng chúng cho lợi ích công, không phải cho mục đích cá nhân để đem lại sự sung túc cho bản thân", AFP dẫn lời Đại tá cảnh sát Thái Lan Seehanat Prayoonrat.Văn phòng chống rửa tiền Thái Lan đã phát hiện Wirapol sở hữu tới 41 tài khoản ngân hàng. Vài tài khoản có chứa 200 triệu baht (6,4 triệu USD) và số tiền thường xuyên bị rút ra rồi lại bổ sung, khiến nhà chức trách nghi ngờ về việc anh ta đã rửa tiền.

Theo AP, cảnh sát hiện chưa rõ Wirapol đã lừa bao nhiêu người, nhưng có thể thấy danh sách những người cảm thấy thất vọng sẽ rất dài. Một trong số họ là nữ giúp việc tên Onsa Yubram, 42 tuổi, người vẫn còn nhớ về cuộc thuyết giảng do Wirapol tổ chức tại tỉnh Ubon Ratchathani cách nay 1 năm.

"Giọng nói của anh ta thật ngọt ngào, mê hoặc. Anh ta chỉ dùng lời nói mà đã hớp hồn chúng tôi" - cô kể và cho biết tới cuối buổi thuyết giảng, rất đông người đã mang tiền lên công đức, tới mức Wirapol phải cho tiền vào bao tải lớn mới đựng hết.

Onsa giờ cảm thấy như bị phản bội, nhưng cho biết niềm tin của cô vào Phật giáo sẽ không dễ bị vụ bê bối phá vỡ. "Là phật tử, tôi hiểu vì sao chuyện này xảy ra. Một số người tu hành dù sao cũng chỉ là người bình thường, vẫn có sự tham lam và dục vọng" - cô nói - "Một số sẽ tha hóa, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả".

Mời bạn xem thêm:  Nhà sư sát hại người tình chôn xác phi tang vào... chùa

 Thảo Ly (TM)

Tag:

Chua

Nha su