Thiết bị công nghệ

IBM dành 3 tỷ USD để đưa công nghệ Silicon trở thành dĩ vãng

IBM dành 3 tỷ USD để đưa công nghệ Silicon trở thành dĩ vãng

IBM thực sự lo lắng cho kỷ nguyên silicon có thể sắp phải kết thúc vì thế hãng đã chính thức đầu tư 3 tỷ USD trong vòng năm năm tới để tìm ra một hướng đi mới cho các thế hệ vi xử lý trong tương lai.

" Chúng tôi đã thấy trước được sự kết thúc của kỷ nguyên Silicon" Tom Rosamilia, Phó chủ tịch cấp cao của IBM systems & Technology Group.

Ngày nay các vi xử lý hiện đại nhất của IBM được sản xuất dựa trên công nghệ silicon để có thể đạt được kích thước siêu nhỏ, cỡ 22nm. Nhưng chỉ trong vòng 5 năm nữa thôi, khi các vi xử lý ngày càng nhỏ hơn thì việc sử dụng công nghê silicon trở nên vô cùng khó khăn. " Chúng tôi thực sự bế tắc khi áp dụng công nghệ silicon để sản xuất các vi xử lý có kích thước 7 nanomet" Rosamilia cho biết.

Tom Rosamilia cùng IBM đang hướng tới một kỷ nguyên vi xử lý mới

Bước đi đầu tiên của IBM là cung cấp 3 tỷ USD để tìm ra một loại vi xử lý nhỏ hơn, hiệu năng cao hơn và hoạt động ổn định hơn ngay cả khi không sử dụng vật liệu silicon. IBM đặt niềm tin rất lớn vào một vật liệu có thể thay thế silicon có tên gọi là Carbon nanotubes, nhưng vật liệu này vẫn cần một thời gian nghiên cứu dài hơn nữa để có thể thực sự đưa vào sử dụng trên thực tế. Bên cạnh đó vẫn còn một công nghệ mà IBM cho rằng rất hứa hẹn đó là nanophotonics silicon, một phương pháp sử dụng ánh sáng thay vì tín hiệu điện để truyền dữ liệu trong chip xử lý.

Như vậy ngành công nghiệp vi xử lý có một bước phát triển tuyệt vời. Định luật Moore đang đứng trên ranh giới của sự sụp đổ. Techz sẽ có thêm một bài giới thiệu cũng như phân tích về sự sụp đổ của định luật này, kính mong bạn đọc theo dõi.

Đọc thêm : IBM đầu tư 1 tỷ USD phát triển chip nhớ flash

Tiêu Dao