Đánh giá laptop

Đánh giá Sony Vaio VPC-SB4X9EB : Laptop cho người năng động

Đánh giá Sony Vaio VPC-SB4X9EB : Laptop cho người năng động

Dòng VPC-SB của Sony là dòng subnotebook mà Sony hướng đến những người dùng là các doanh nhân hoặc các nhân viên văn phòng có tính năng động cao. Và hôm nay qua các đánh giá và nhận xét, các bạn hãy cùng chúng tôi xem xét những điểm độc đáo của dòng notebook này bằng đại diện là chiếc Sony Vaio VPC-SB4X9EB.

Cấu hình của VPC-SB4X9EB

Bộ xử lý     : Intel Core i5 2450M 2.5 GHz

Mainboard: Intel HM65

Ram           : 8GB DDR3

Đồ họa     : AMD Radeon HD 6470M 512 MB Core:800 MHz, Intel HD Graphics 3000 onboard

Màn hình : 13,3 inch 16:9 1366x768 pixel

Ổ cứng     : Toshiba 640 GB 5400rpm

Hệ điều hành: Windows 7 Professional 64bit

 

Năm ngoái, dòng SB xuất hiện và đi kèm với một số ý tưởng cách mạng, Sony đã tạo ra những sản phẩm hấp dẫn và có giá thành rất phải chăng. Những ý tưởng này được lấy cảm hứng từ sự thành công của Subnotebook giá rẻ của các đối thủ cạnh tranh, trong đó điểm nhấn là phần cứng với tốc độ trung bình nhưng lại có thời gian sử dụng pin lâu dài. Tuy nhiên, hiệu suất đồ họa cũng vẫn được Sony đáp ứng đầy đủ, người dùng có thể chuyển đổi từ đồ họa tích hợp của Intel sang card đồ họa chuyên dụng của AMD chỉ với một phím cứng trên bàn phím và tất nhiên thời gian dùng pin sẽ bị giảm đi rất nhiều

Còn hiện nay, khi hầu hết các máy tính xách tay đều có thể chuyển đổi giữa đồ họa tích hợp và đồ họa chuyên dụng một cách hoàn toàn tự động theo tải trọng thì Sony vẫn giữ nút cứng của mình trên VPC-SB4X. Tuy nhiên, điều này không gây là bất lợi cho Sony mà là Sony muốn biến sáng tạo thành một tính năng tiêu chuẩn trong dòng máy tính của mình và cho phép người dùng tự quyết định sự hoạt động của notebook. Nhưng câu hỏi mà chúng tôi muốn đặt ra ngay bây giờ là: có tính năng nào mới tạo nên sự khác biệt trong VPC-SB4X9EB hay không?

 

Thiết kế
Khi mới nhìn vào VPC-SB4X9EB chúng tôi có cảm giác không có gì thay đổi giữa thiết bị này với các thiết bị ra đời năm 2011. Như vậy, Sony đã giữ lại tất cả các ưu và khuyết điểm của các máy đời trước. Sau đây là bảng tóm tắt những điểm đáng chú ý nhất trong thiết kế của máy: VPC-SB4X9EB có bề ngoài rất thanh lịch, nặng khoảng 1,7 kg, và rất ấn tượng khi chỉ mỏng 2,4 cm. Phần để tay được tráng một lớp kim loại mịn và không để lại dấu vân tay. Ngược lại thì phần nắp phía sau màn hình lại được phủ một lớp magie thô nên rất dễ để lại dấu vân tay nhưng bù lại nó chống xước rất tốt. Lớp vỏ máy được thiết kế rất tinh tế nhưng sự ổn định và chắc chắn không hoàn toàn thuyết phục chúng tôi bất kể là khả năng chịu áp lực hay bản lề để thay đổi góc nhìn của màn hình.

Lớp bề mặt được phủ magie

 

Kết nối

Trong phần kết nối này thì một lần nữa chúng ta cũng không thấy có sự mới mẻ vượt trội gì so với các phiên bản trước đó. Như thường lệ tất cả các cổng kết nối đều được Sony thiết kế bên phải của máy và có vẻ như có một chút chật chội. Các cổng kết nối bao gồm: 1 cổng VGA tiêu chuẩn để có thể kết nối sang màn hình lớn hơn ngoài ra có thể kết nối hệ thống chiếu phim tại nhà qua cổng HDMI. Bên cạnh  đầu đọc thẻ SD thì còn được tích hợp khe đọc thẻ đa năng memory stick standards độc quyền của Sony. Để kết nối với các thiết bị khác Sony trang bị 2 cổng USB 2.0 và 1 cổng USB 3.0.

Nếu người dùng có nhu cầu tăng thêm các cổng kết nối này thì có thể thông qua cổng docking để gắn thêm thiết bị phụ. Ngoài ra Sony còn cung cấp các phụ kiện khác như battery slice gắn bên dưới thiết bị giúp tăng thời gian chạy pin.

 

Mặt sau là khe tản nhiệt

 

Bên trái là jack tai nghe 3,5 mm và ổ DVD

 

Phía trước là đèn báo

 

Bên phải: memory Stick reader, SD card reader, Kensington lock, VGA, HDMI, USB 3.0, 2xUSB 2.0, RJ45, AC.

 

Kết nối 

Cũng như trong các máy đời trước, ngoài các kết nối thông thường không thể thiếu như LAN và Bluetooth 3.0, Sony Vaio VPC-SB4X9EB cũng được trang bị Qualcomm Gobi 3000 HSDPA để kết nối băng thông rộng như trên điện thoại di động và cũng có kèm theo khe để cắm thẻ Sim. Sony đã không thay đổi bất cứ điều gì liên quan đến thẻ Sim, họ vẫn thiết kế nó dưới nắp cao su ở bên dưới notebook. Điều này cũng gây ra một số vấn đề như người dùng có thể bị đánh cắp Sim khi nó rất dễ dàng được tháo ra nhưng tiện lợi là không phải mở nắp bảo trì khi thay đổi thẻ. Ngoài nắp cao su để chứa Sim thì phía dưới thiết bị còn có các nắp cao su khác để kết nối docking hoặc pin mở rộng.

Bên dưới thiết bị là các nắp cao su chứa thẻ Sim, kết nối docking/pin

 

 

Thiết bị đầu vào

Cũng không có gì mới được thay thế ở đây, vì vậy chúng tôi sẽ đưa ra một vài ý kiến chủ quan khi thử nghiệm trên thiết bị.

Bàn phím trên VPC-SB4X9EB chúng tôi không có bất cứ điều gì phàn nàn về nó. Cũng như trong các dòng SB đời trước nó hoạt động rất tốt, khoảng cách giữa các phím khá hợp lý. Đèn nền trên bàn phím được bật tự động và không gây khó chịu.

Các phím backlit trên VPC-SB4X9EB và đèn nều màu xanh dưới các nút bấm

Touchpad của VPC-SB4X9EB khiển chúng tôi có cảm giác khá bất tiện, thật khó khăn khi xác định điểm áp lực trên các nút chuột. Nó có thể được sánh với các nút trên một chiếc điện thoại di động cũ kỹ vì rất khó sử dụng. Tuy nhiên, thứ làm phiền chúng tôi nhất là máy quét dấu vân tay được đặt ở giữa hai phím của touchpad. Phần mềm bảo mật của nó rất dễ được kích hoạt khi chúng tôi vô tình di chuyển ngón tay của mình vào đó.

 

 

Hiển thị

Màn hình trên VPC-SB4X9EB cũng được Sony sản xuất tương tự như trên các máy VPC khác, nó có cái tên khá khó hiểu CNY05FA với độ sáng trung bình là 265 cd/m2. Nó cũng là một màn hình semi-matte screen có độ phân giải 1366x768 pixels tuy không bằng được như full-matte screen nhưng nó cũng khiến cho người sử dụng làm việc rất thoải mái ngoài trời. Họ có thể dễ dàng đọc các văn bản của mình dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vì semi-matte screen có xu hướng hiển thị tất cả mọi thứ thông qua kính mờ.

 

Màn hình hiển thị được cả khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp

Khi bạn nhìn thấy hình ảnh trên bạn có thể thấy được thiết bị có thể hoạt động ngoài trời rất tốt. Tuy không thể hiển thị tươi sáng như MacBook Pro nhưng nó có thể làm việc trong gần như mọi điều kiện ánh sáng. Tất nhiên thì nội dung sẽ dễ đọc hơn khi ánh sáng mặt trời ở phía sau.

Qua các thử nghiệm của chúng tôi cho thấy màn hình có giá trị đen khá thấp 2 cd/m2 do đó độ tương phản khá cao là 135:1 cũng tương đương với thiết bị đời trước vào khoảng 138:1. Độ sáng phân phối cũng kém hơn khi chỉ đạt 89% trong khi trước đây là 95%. Màu sắc vẫn còn hơn nhợt nhạt nhưng vẫn có thể chấp nhận được.

Quang phổ màu sắc của VPC-SB4X9EB cũng được đánh giá là dưới mức trung bình và không bao gồm các tiêu chuẩn sRGB. Vì vậy nếu bạn muốn chỉnh sửa ảnh với mức độ chuyên nghiệp bạn sẽ phải mua thêm một màn hình ngoài hoặc sử dụng một chiếc notebook khác để đạt tính chính xác cao hơn. Các góc nhìn ngang của màn hình ở mức chấp nhận được mặc dù theo chiều dọc  màu sắc còn đi chệch một chút. Thiết bị này được sinh ra để phục vụ mục đích di động cao và giá thành rẻ nên theo chúng tôi nó đã đáp ứng rất tốt mục tiêu của mình.

 

Các góc nhìn khác nhau của màn hình

 

Hiệu suất

Năm ngoái, các notebook vẫn thường được trang bị CPU Core i5 2520M hoặc tương tự như bộ vi xử lý Core i3. Tuy nhiên hiện tại thì Core i5 2450M lại trở nên rất phổ biến trong các notebook của các nhà sản xuất khác nhau. Và VPC-SB4X9EB cũng được Sony trang bị CPU Core i5 2450M với tốc độ 2.5GHz. Nếu bạn là người sử dụng bình thường thì 640 GB của ổ đĩa cứng là quá đủ để lưu trữ nhưng nếu so với các máy ultrabook có cấu hình tương tự và mức giá mềm hơn một chút đang sử dụng ổ SSD chống sốc thì bạn cũng nên cẫn nhắc và so sánh khi mua hàng

 

CPU Core i5 2450M 2.5GHz

Bộ nhớ Ram 8GB (2x4GB) bus 1333

Bộ xử lý

Các thông số kỹ thuật của Core i5 2450M là bộ vi xử lý lõi kép có tốc độ đồng hồ mặc định 2,5 GHz và Turbo Boost lên đến 3,1 GHz. Bên cạnh đó, tính năng Hyper Threading cho phép xử lý song song các phép tính cùng một lúc trên một nhân. Khi chúng tôi thử nghiệm bằng Cinebench 10, kết quả đã chứng minh được VPC-SB4X9EB đã đạt một số điểm có thể cạnh tranh được với bộ xử lý Core i5 nhanh nhất là 2520M hoặc thậm chí đã có thể tiến gần đẳng cấp với bộ xử lý Intel quad là Core i7 2670.

Khi CPU hoạt động bạn có thể thấy rằng sẽ không có vấn đề gì xảy ra hoặc tốc độ không thay đổi trong giới hạn sức mạnh của CPU. Nhưng khi chúng ta sử dụng Turbo Boost để kiểm tra thì sẽ khai thác tối đa sức mạnh của CPU. Và khi đó tốc độ của VPC-SB4X9EB đã lên đến 3,1GHz. Tuy nhiên số điểm có được trong 64bit Cinebench R11 cho thấy rằng 2450M trên VPC-SB4X9EB  hoạt động yếu hơn so với bộ vi xử lý tương tự trong các thiết bị khác và dừng lại ở tốc độ 2,2 GHz vì ngăn chặn CPU nóng lên. Còn trong 64bit Cinebench 10 thì nó đem lại kết quá rất ấn tượng 10512 điểm. Ngay cả trong kiểm tra OpenGL VPC-SB4X9EB  cũng đạt điểm rất cao và có phần nhỉn hơn cả HP EliteBook 8760W được trang bị CPU lõi tứ và card đồ họa chuyên nghiệp.

Điểm số của VPC-SB4X9EB  khi kiểm tra bằng CB

 

So sánh kết quả CB với notebook khác

 

Hiệu suất hệ thống

Đối thủ của chiếc Vaio 13,3 inch này là các ultrabooks đang có mặt trên thị trương. Tuy nhiên chúng tôi sẽ chọn ra chiếc máy để so sánh với VPC-SB4X9EB là chiếc Acer Aspire 3830TG với giá cả rất hợp lý nhưng vẫn đầy sức mạnh. Điều thiếu sót duy nhất trên 3830TG là không có ổ DVD. Khi kiểm tra bằng PCMark Vantage thì chiếc Vaio có kết quả tốt hơn 3830TG nhưng trong PCMark 7 thì lại kém hơn một chút. Tuy nhiên các bạn nên nhớ chiếc Acer này có giá rẻ hơn (779 EUR) so với VPC-SB4X9EB ( 1099 EUR) và bộ vi xử lý cũng chậm hơn. Nhưng nếu so sánh với chiếc 3830TG có giá 1100 EUR và được trang bị Core i7 và ổ SSD thì điểm số của chiếc Vaio thấp hơn rất nhiều.

Điểm số đánh giá trên Win 7

 

 Điểm số PCMark

 

So sánh trên PCMark Vantage

 

Khối lượng lưu trữ

Sony đã trang bị trên notebook Vaio của mình ổ cứng Toshiba MK6459GSXP 640 GB 5400 rmp. Theo đánh giá chủ quan của chúng tôi thì tốc độ ổ cứng cũng thuộc loại trung bình nhưng điểm số đánh giá trong HD Tune hết sức nghèo nàn. Chỉ với tốc độ 55 MB/s, kết quả này thấp hơn đến 30% so với tốc độ của ổ cứng Western Digital trên Aspire. Không những thế tốc độ đọc của nó cũng không được đánh giá cao khi chỉ đạt 0,4 MB/s, đặc biệt là khi khởi động các chương trình hoặc khi khởi động hệ điều hành. Và có lẽ người dùng cần một ổ cứng khác để làm việc tốt hơn.

 

Các thông số trên HD Turn

Thông số trên CrystalDiskMark 3.0

 

Giải pháp đồ họa

Trong thế hệ đầu tiên của VPC-SB, Sony đã cài đặt giải pháp đồ họa chuyên dụng AMD Radeon HD 6470M bên cạnh giải pháp đồ họa tích hợp Intel HD Graphics 3000. Nó có thể được chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ nhờ một nút trên bàn phím. Do đó người dùng có thể chọn lựa giữa một chế độ cho phép chạy pin lâu dài, mát mẻ, yên tĩnh và một chế độ có sức mạnh xử lý đồ họa được tăng cường. Các giải pháp đồ họa của Intel trên lý thuyết thì có sức mạnh xử lý đầy đủ cho việc sử dụng đa phương tiện hàng ngày (bao gồm cả Youtube HD) nhưng thực thế video được phát lại không được mượt mà.

Mặt khác Radeon HD 6470M lại hoạt động đúng như mong đợi, hầu hết các game đều có thể chơi trong chế độ thiết lập medium. Tuy vậy, nhược điểm của nó là tiếng ồn của quạt phát ra hơi lớn. Điểm số 3Dmark 06 đạt được là 5198 điểm cao hơn cả trên HP Elitebook sử dụng cùng card đồ họa

 

Điểm số 3Dmark 06

 So sánh với các notebook khác

 

 Nút Speed trên bàn phím cho phép chuyển đổi đồ họa

 

Hiệu suất chơi game

Để minh họa cho hiệu suất đồ họa của thiết bị chúng tôi đã chọn game mới nhất trong series Anno là Anno 2070. Trong chế độ low setting độ phân giải là 1024 x 768 Vaio luôn cung cấp một tỉ lệ khung hình mượt mà 40-60 fps. Còn khi chúng tôi  thiết lập ở độ phân giải gốc là 1366 x 768 thì khung hình giảm xuống tối thiểu là 16 fps, trò chơi hoàn toàn không trơn chu với trung bình là 19 fps nhưng vẫn rất dễ kiểm soát. Nhưng theo đánh giá của chúng tôi muốn có thể chơi trò chơi như này bạn nên mua một thiết bị khác, một gợi ý là Aspire 3830TG với card đồ họa GeForce 540M của Invidia sẽ mang lại hiệu suất cao hơn. Vì vậy nếu muốn chơi game và kèm theo một chiếc điện thoại di động cùng một lúc bạn nên chuyển sang mua một chiếc Acer còn Vaio thì không phải để dành chơi game.

 

Hệ thống Noise

Như ta đã biết, mức độ tiếng ồn của Vaio phụ thuộc vào thiết lập chuyển đổi phần cứng. Trong chế độ tiết kiệm năng lượng và các thiết bị đều được hạn chế thì tiếng ổn ở mức chấp nhận được, chỉ đôi khi thì quạt tản nhiệt hoạt động để xả khí nóng sẽ khiến tiếng ồn cao hơn. Nhưng khi chế độ đồ họa được kích hoạt thì hệ thống làm mát của card đồ họa cũng được khởi động, các quạt tản nhiệt sẽ hoạt động như một tuabin để có thể giữ mát cho phần cứng khi đó tiếng ồn tối đa mà chúng tôi đo được lên đến 46,9 dB.

Chúng tôi nhận thấy rằng, hệ thống làm mát của CPU và GPU được làm việc quá sức bất chấp tiếng ồn của quạt. Khi chúng tôi kiểm tra với Prime 95 và Furmark chỉ sau 5 phút nhiệt độ của GPU là 82 độ C và CPU là 93 độ C.và tốc độ xung nhịp giảm xuống còn 2,2 GHz (thậm chí là 2,1 GHz sau một giờ) để tránh bị nóng quá. Ngay sau khi kiểm tra chúng tôi lại dùng 3DMark 06 đê đánh giá và thấy được đồ họa giảm xuống rất thấp (13%). Vì vậy khi chơi game liên tục với thời gian dài thì có thể sẽ bị chậm lại do máy phải điều tiết nhiệt độ.

 

Tiếng ồn trên Vaio VPC-SB4X9EB

 

Nhiệt độ thân máy

Nhiệt độ tối đa là 42,7 độ C ở phía trên bên phải bàn phím khi ở chế độ tải maximum. Điều đó có thể sẽ không là vấn đề gì đối với người dùng vì ngón tay chỉ đặt lên đó khi ta ấn phím backspace hoặc nút nguồn. Phần còn lại của phía trên đạt nhiệt độ là 32 độ C, và phần đặt tay là 30 độ C. Phía mặt dưới đạt nhiệt độ cao nhất là 50,2 độ c (một lần nữa trong khu vực nút nguồn) còn cách khu vực khác chỉ khoảng 35 độ C.

Khi ở chế độ rảnh rỗi thì nhiệt độ tối đa mặt trên chỉ là 29 độ C và mặt dưới là 32 độ C khá là mát mẻ.

 

Loa

Một lần nữa lại không có sự thay đổi nào ở đây: các loa vẫn rít vô cùng và có âm vực cao. Tuy nhiên volume đạt được là khá lớn. Do đó với một phòng có kích thước trung bình thì loa của Vaio vẫn có thể thỏa mãn được người dùng mặc dù không phải là tất cả. Còn nếu bạn muốn nghe âm thanh với chất lượng tốt hơn thì nên sắm một chiếc tai nghe hoắc loa ngoài.

 

Pin

Ngay cả trong chế độ tiết kiệm năng lượng (Stamina) thì VPC-SB4X9EB tiêu thụ tối thiểu là 6-7 watt do đó có thể thấy lượng điện tiêu thụ của nó lớn hơn so với các máy ultrabook. Vì vậy chúng tôi không ngạc nhiên khi thỏi pin lithium polymer có công suất 49Wh được sử dụng hết chỉ sau 4 giờ 30 phút trong thử nghiệm thiết lập chế độ tiết kiệm năng lượng và duyệt web bằng wifi. Chúng tôi dự đoán rằng trong chế độ Stamina thì Sony không chỉ chuyển đổi card đồ họa mà cả CPU cũng bị giới hạn tốc độ và năng lượng đầu vào. Điều đó cũng hợp lý khi hiệu suất phải hy sinh cho mục đích tiết kiệm năng lượng, nhưng điều đó là không khả thi. Đặc biệt, khi chúng ta xem xét một số notebook giá thành thấp hơn nhưng lại cung cấp hiệu suất rất ổn định ngay cả trong chế độ tiết kiệm năng lượng ví dụ như HP Folio 13-2000.

Khi chạy ở chế độ full power thì Vaio chỉ duy trì được khoảng một giờ trước khi phải cắm bộ sạc vào để có thể làm việc tiếp. Còn nếu bạn chỉ đọc eBook mà không cần wifi và thiết lập chế độ sáng thấp nhất thì pin có thể duy trì trong 6 giờ 48 phút.

Bảng tiêu thụ điện năng và thời gian sử dụng pin

 

Kết Luận 

Sony Vaio VPC-SB4X9EB : 84%

                    Thiết kế                    : 86%
                    Bàn phím                  : 90%
                    Chuột                       : 85%
                    Kết nối                     : 85%
                    Trọng lượng              : 90%
                    Pin                           : 80%
                    Hiển thị                    : 73%
                    Games Hiệu suất       : 72%
                    Hiệu suất ứng dụng    : 89%
                    Nhiệt độ                    : 81%
                    Tiếng ồn                   : 75%
                    Ấn tượng                   : 86%
                    Trung bình                 : 83%