Đánh giá điện thoại

Đánh giá LG Optimus G: Quái thú được đánh thức!

Đánh giá LG Optimus G: Quái thú được đánh thức!

LG đang từng ngày khẳng định thương hiệu trên thị trường smartphone, khi liên tiếp tung ra những “siêu” dế Android được trang bị cấu hình tốt, thiết kế đẹp, không khỏi nứt lòng người hâm mộ. Và trong lần đánh giá này, TechZ xin gởi đến độc giả sản phẩm được giới công nghệ săn đón nhất trong thời gian vừa qua, quái thú mang tên LG Optimus G.

Với vi xử lý siêu mạnh Qualcomm Snapdragon S4 Pro, sản phẩm LG Optimus G còn được thừa hưởng nét độc đáo từ thiết kế truyền thống của LG Prada. Có thể nói rằng, LG Optimus G chính là thiết bị di động mạnh mẽ nhất cho đến thời điểm này. Không để bạn đọc phải chờ đợi thêm, chúng ta sẽ xem xét chi tiết những gì LG Optimus G có được!

Thông số cấu hình

 

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, không quá khó để nhận ra kiểu dáng thiết kế đặc trưng của “dòng L” và LG Prada tồn tại trong Optimus G. Các nhà sản xuất đã phối hợp, và nâng cấp những đường nét có được từ các sản phẩm đó, để tạo ra những sản phẩm nằm trong phân khúc cao cấp hơn, không chỉ ở Optimus G, Optimus 4X HD cũng có được những lợi thế này. Tuy được lai tạo ở nhiều tầng thiết bị, nhưng Optimus G vẫn có được thiết kế gọn gàng, sang trọng, dễ dàng bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên, một điều không phải dễ dàng tìm thấy trong những dòng smartphone Android hiện giờ. 

Phiên bản Optimus G Sprint màu đen (trên) và phiên bản Hàn Quốc trắng (dưới)

So sánh LG Optimus G phiên bản Hàn Quốc và iPhone 5

Những chi tiết hình thành nên Optimus G khá đơn giản, nhưng không làm mất đi nét tinh tế vốn có. Tổng hòa từ các yếu tố như phím cứng, ống kính máy ảnh, loa cho đến những ốc vít, logo, mọi thứ đều rất trơn tru, bóng bẩy, đánh bật những điểm sáng có trên thiết bị. Khi đặt cạnh nó bên iPhone 4S, những điểm sáng này càng được lộ rõ hơn, trông nó thật sự lấp lánh khi được ánh sáng chiếu vào, tạo ra những đường nét hài hòa, khó lẫn vào bất cứ sản phẩm di động nào có trên thị trường.

Đỉnh đầu với Jack cắm tai nghe và lỗ mic

Cạnh phải với phím khóa/mở máy

Cạnh trái với phím tăng giảm âm lượng

Phần hấp dẫn nhất ở thiết bị này nằm ở mặt sau, LG đã cố gắng thoát khỏi thiết kế thông thường được làm từ nhựa, để thay vào đó một điểm gì đó khác biệt hơn, đó chính là tấm thủy tinh. LG đã mất đến 15 tháng để hoàn thành mặt sau cho Optimus G, gọi đó là công nghệ “Crystal Reflection” (phản chiếu qua gương). Tuyệt vời hơn cả, những nỗ lực mà công ty gầy dựng nên cho mặt sau của LG Optimus G đã được cấp bằng sáng chế. Điều mà không phải hãng nào cũng có thể làm được, đặc biệt là với một khoảng thời gian dài đến như vậy. Tùy thuộc vào ánh sáng khi chiếu vào, mặt sau của Optimus G sẽ phản xạ theo nhiều cách khác nhau. Điều này làm cho thiết bị có chút gì đó tươi tắn và bắt mắt, tạo cảm giác thích thú cho người sử dụng.

Cận cảnh mặt sau của máy

Nhìn chung, LG đã thiết kế nên Optimus G thật sự hoàn hảo, từ những đường nét tinh xảo cho đến những  thành phần rất riêng ở mặt sau, điều mà chỉ có LG mới làm được. Kết hợp với màn hình 4,7-inch, giúp người dùng có cảm giác cầm nắm  dễ dàng hơn, một phần nhờ các vòng benzel bo quanh máy đã được LG làm nhỏ đi. Tuy có cùng chung 1 kích thước với HTC One X và Samsung Galaxy SIII, nhưng thiết bị có phần ngắn hơn, hẹp hơn và cả mỏng hơn.

So sánh kích cỡ với Samsung Galaxy SIII (trái), iPhone 5 (phải), 3 thiết bị từ trái qua (phiên bản Hàn Quốc, Sprint và AT&T)

Đỉnh dưới Optimus G và Samsung Galaxy SIII, đỉnh đầu iPhone 5

Khả năng hiển thị của iPhone 5, Samsung Galaxy SIII và Optimus G (từ dưới lên)

Từ trái qua: Samsung Galaxy S3, Optimus G, Optimus G Sprint, Optimus G AT&T, iPhone5

Và một số hình ảnh khác về phiên bản Hàn Quốc


    

Như đã nói trên, Optimus G có một màn hình tuyệt đẹp 4,7 inch, kết hợp với độ phân giải siêu cao 768x1280 pixels. Tạo nên mật độ điểm ảnh thiết bị là 318ppi, điều này đã giúp Optimus G nhỉnh hơn đôi chút so với các đối thủ như Galaxy SIII (306ppi), HTC One X (312ppi). LG Optimus G sử dụng công nghệ cảm ứng in-cell “ZeroGap” (như trên iPhone 5), cho phép màu sắc hiển thị trên màn hình IPS-LCD bão hòa hơn, và làm cho màn hình trở nên mỏng hơn. Trên thực tế, màu sắc trên Optimus G rất sống động và hoàn toàn tự nhiên. Nhưng nó cũng không quá chói. Điều này sẽ làm chúng ta cảm thấy thích thú hơn khi xem video và duyệt web, mọi thứ đều rất trung thực, chi tiết tuyệt vời.

Màn hình cũng cho ta các góc nhìn cực kỳ ấn tượng. Tuy rằng nó không được phủ lớp chống bám vân tay. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, khả năng hiển thị của Optimus G trở nên tối ưu hơn, cho chất lượng hoàn hảo dưới ánh nắng gay gắt, người dùng có thể thoải mái hơn trong việc thao tác mà không cần phải dùng tay che bớt khoảng ánh sáng chiếu vào màn hình.

LG Optimus G sẽ thuyết phục được nhiều người dùng hơn khi trang bị hệ điều hành mới nhất Android 4.1 Jelly Bean, đây là điểm khiến chúng tôi thất vọng về thiết bị này, Android 4.0 Ice Cream Sandwich được cài sẵn, sản phẩm chưa thể tối ưu hóa hết khả năng mạnh mẽ trong bộ vi xử lý Snapdragon S4 Pro. Nhưng không sao, chắc hẳn LG sẽ có cho Optimus G 1 bản cập nhật phần mềm sớm.

Trang chủ

Như thường lệ, chúng ta sẽ cùng xem qua giao diện được tùy biến riêng biệt của LG. Nó làm nên nét đặc trưng riêng của Optimus G, bao gồm 1 số phần mềm và tính năng mới. Tuy rằng, giao diện này không thực sự thuyết phục chúng tôi, các biểu tượng màu mè, không tạo nên sức hấp dẫn như trên giao diện Vanilla đặc trưng của Android 4.0. Nhưng không sao, chúng ta vẫn có thể thoải mái sử dụng giao diện này, cách bố trí của LG cũng khá bắt mắt.

Giao diện trình ứng dụng

Còn bây giờ, ta cùng đến với 1 số tính năng hấp dẫn trên Optimus G:

Qslide:

Đây là tính năng khiến chúng tôi thích thú nhất, sức mạnh có được của LG Optimus G cũng được hiển thị rõ rệt qua tính năng này. Bạn có thể làm tốt khả năng đa tác vụ, như vừa xem video, vừa có thể đọc web, gởi mail, hoặc soạn thảo văn bản. Tất nhiên, nó không giống như kiểu đa nhiệm mà chúng thường gặp. Về cơ bản, tính năng này cho phép người dùng vừa có thể chơi đoạn video, hiển thị ngay lúc bạn đang thao tác các tác vụ khác. Như hình mà chúng tôi đăng tải phía trên, phần video bị mờ đi khi đang duyệt web, bạn có thể kéo thanh slide phía trên để trượt để chuyển đổi độ mờ/rõ mà thao tác bạn muốn chú ý đến nhiều hơn. Có thể nói, nó khác giống như tính năng Pop up play của Samsung.  

Live Zooming:

Live Zooming, tạm hiểu là “phóng to trực tiếp”. Cho chúng ta khả năng phóng to video khi đang chạy, tất nhiên là chất lượng hình ảnh có được trong video sẽ bị giảm thiểu đi. Tốt nhất bạn nên tải những video có độ phân giải 1080p, để tránh bớt tình trạng bị vỡ hình khi phóng to...

Screen Zooming:      

 Một tính năng tương tự như trên, đúng với tên gọi “Phóng to màn hình”. Nó cũng cung cấp các chức năng giống như trên Live Zooming. Nhưng tính năng này chủ yếu dùng cho thư viện (Gallery) và tin nhắn (Messaging apps). Với thư viện, chúng ta có thể phóng to để xem được nhiều hình ảnh hơn. Còn với tin nhắn, phóng to sẽ là 1 tính năng thật sự cần thiết, hiển thị rõ ràng hơn với hàng loạt những tin nhắn đến, cũng như dễ dàng kiểm soát.

Dual Screen/Dual Play:

Tính năng “kép”, hỗ trợ thiết bị của bạn có thể làm 2 việc cùng 1 lúc. Khi bạn đang truyền tải dữ liệu sang màn hình TV (qua cổng MHL chẳng hạn), bạn vẫn có thể sử dụng chúng làm 1 số việc khác như duyệt web, gõ email. Tuyệt vời hơn khi bạn áp dụng tính năng này vào bài thuyết trình của bạn, trong lúc đang chạy slideshow cho TV, bạn vẫn có thể đọc ghi chú trên thiết bị của bạn.

QuickMemo:           

                

Đây không phải là tính năng mới, nhưng là một nét gì đó rất riêng của LG, nó xuất hiện ở các dòng smartphone mới đây của LG như LG Escape, Intuition (Optimus VU). Để sử dụng tính năng này, bạn đồng thời nhấn 2 nút volume cùng nhau, để xuất hiện ảnh chụp màn hình hoặc kích hoạt ứng dụng QuickMemo trên thanh thông báo. Nó sẽ xuất hiện ảnh chụp màn hình và đưa ra các công cụ để bạn vẽ bất cứ những gì mình thích lên ảnh chụp màn hình. Điều này sẽ thật sự tiện lợi, giúp bạn nhanh chóng ghi lại thông tin cần thiết khi đang thực hiện cuộc gọi.

Wise Screen:       

Giống với tính năng Smart Stay của Samsung Galaxy SIII, giữ màn hình luôn hiển thị khi theo dõi cử động của mắt, mọi thứ sẽ tắt đi nếu bạn không nhìn vào màn hình.

Time Catch Shot:

Giống như chế độ “Burst Shot” (chụp liên tiếp). Khi kích hoạt tính năng này, Optimus G sẽ bắt đầu chụp ảnh trước khi bạn nhấn phím chụp hình, công việc sẽ diễn ra liên tục cho đến khi bạn cảm thấy có được tấm hình ưng ý nhất.

Cheese Shutter:                         

Tính năng cuối cùng mà chúng tôi muốn gởi đến bạn đó chính là Cheese Shutter, bạn có thể sử dụng câu lệnh bằng giọng nói thay vì phải nhấn phím chụp hình.

Không có nhiều khác biệt ở các ứng dụng cơ bản của LG Optimus G, bao gồm Lịch (Calendar), báo thức (Alarm), máy tính (Calculator), ghi chú (Memo) và thu âm (Voice Recorder) v..v. Và 1 số sản phẩm tại nhà mạng khác như Sprint, AT&T đi kèm với 1 số dịch vụ như Sprint ID, AT&T Locker, Kindle, AT&T FamilyMap.

Một số các ứng dụng cơ bản 

Ứng dụng kèm theo phiên bản Sprint và AT&T

Phần tiếp theo là email, một ứng dụng căn bản không thể thiếu, giao diện cũng rất đơn giản, dễ dàng làm quen với những thao tác đầu tiên. Với ứng dụng này, bạn được hỗ trợ để phóng to màn hình với tính năng Screen Zooming, một tính năng khá bổ ích mà chúng tôi đã trình bày phía trên. Tuy rằng, tính năng này không hỗ trợ cho các ứng dụng Gmail.

Gõ trên bàn phím mặc định của LG Optimus G thật tuyệt, gõ với tốc độ nhanh mức độ phản hồi khá tốt. Với 1 số phiên bản tại nhà mạng khác như Sprint và AT&T, cả 2 nhà mạng đều cung  cấp cho chiếc Optimus G mỗi dạng bàn phím khác nhau. Với Sprint là bàn phím mặc định của LG, AT&T cung cấp cho máy bàn phím mặc định của Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Cách bố trí các phím ở cả 2 bàn phím rộng rãi, cho ta cảm giác yên tâm khi gõ, khó thể nào nhầm lẫn để gõ sai. Nhưng bàn phím mặc định của LG làm chúng tôi thích thú hơn, màu sắc cũng hài hòa với giao diện của máy, ngoài ra LG còn bổ sung thêm tính năng Swype mặc định, người dùng có thêm sự lựa chọn hơn, đây là tính năng mà Android 4.2 đang muốn người dùng hướng đến.

Bàn phím mặc định của LG và bàn phím Android 

Mời bạn xem phần tiếp theo bài đánh giá LG Optimus G (phần 2) tại đây