Khoa học & Đời sống

Có thể điều trị ung thư bằng phương pháp thiên văn học?

Có thể điều trị ung thư bằng phương pháp thiên văn học?

Một phần lớn của thiên văn học phụ thuộc vào việc phát hiện và phân tích ánh sáng – các nhà khia học nghiên cứu ánh sáng bị tán xạ, hấp thụ, phản xạ trong các đám mây khí và bụi để thu được thông tin bên trong chúng. Mặc dù có sự khác biệt lớn về quy mô, các quá trình ánh sáng trải qua khi đi qua cơ thể con người rất giống với những gì nhìn thấy được trong không gian. Vì vậy khi mô bị ung thư, chúng ta có thể thấy được sự thay đổi đó.

Ở Anh, gần 60.000 phụ nữ được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư vú mỗi năm và 12.000 người trong số đó chết. Chẩn đoán sớm là một chìa khoá quan trọng trong việc chống lại ung thư vú. 90% phụ nữ được chẩn đoán ở giai đoạn sớm nhất sống sót ít nhất 5 năm, so với 15% phụ nữ được chẩn đoán ở giai đoạn cuối.

Ung thư tạo ra các cặn canxi nhỏ trong vú. Nhóm nghiên cứu Exeter nhận ra rằng các code máy tính được phát triển để nghiên cứu sự hình thành của các chòm sao và hành tinh, có thể áp dụng để phát hiện ra ra các cặn này được, thông qua sự thay đổi bước sóng ánh sáng khi chúng đi qua mô. Tiến sĩ Charlie Jeynes tại Đại học Exeter cho biết: “Ánh sáng là một nền tảng cho các tiến bộ y học, như đo oxy trong máu của trẻ sinh non, hoặc điều trị các vết bớt đỏ rượu vang bằng laser. Vì vậy, có một mối liên hệ tự nhiên giữa y học với thiên văn học. Và chúng tôi rất vui khi được sử dụng chuyên môn của mình vào việc điều trị ung thư.”

Làm việc với nhà khoa học chuyên nghiên cứu y sinh học Nick Stone, nhóm nghiên cứu Exeter đang điều chỉnh các mô hình máy tính để hiểu rõ hơn cách phát hiện ánh sáng khi bị ảnh hưởng bởi mô người. Họ hy vọng sẽ phát triển một xét nghiệm chẩn đoán nhanh chóng để hạn chế các sinh thiết không cần thiết, nâng cao cơ hội sống sót cho hàng ngàn phụ nữ. Công việc đang được họ tiến hành cùng với các bác sĩ lâm sàng tại bệnh viện RD & E của Exeter để thí điểm công nghệ và mở đường cho các thử nghiệm lâm sàng khác lớn hơn.

Trong một dự án thứ hai, nhóm nghiên cứu Exeter sử dụng các mô hình máy tính để điều trị ung thư da không phải khối u ác tính (NMSC: Non-Melanoma Skin Cancer) – đây là loại ung thư phổ biến nhất, với hơn 80.000 trường hợp được cảnh báo ở Anh mỗi năm. NMSC dự kiến làm tổn hại của NHS (National Health Service – Tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại Anh) £180 triệu bảng mỗi năm kể từ 2020, khi căn bệnh này trở nên phổ biến hơn.

Hợp tác với Giáo sư Alison Curnow của Đại học Y khoa Exeter, các nhà khoa học đang sử dụng mã code của họ để phát triển một phòng thí nghiệm ảo mô phỏng để nghiên cứu điều trị ung thư da. Mô phỏng xem xét các hạt nano vàng trong khối u vú ảo được làm nóng như thế nào khi tiếp xúc với ánh sáng cận hồng ngoại. Sau 1 giây tiếp xúc với bức xạ, khối u nóng lên 3 độ C. Sau 10 phút, khối u đó được làm nóng lên 20 độ - đủ để tiêu diệt các tế bào của nó. Cho tới nay, liệu pháp quang nhiệt với hạt nano đã có hiệu quả trên chuột. Họ đang làm việc để chuyển sang công nghệ cho con người.

Tiến sĩ Jeynes cho rằng: “Những tiến bộ trong khoa học cơ bản không bao giờ nên cô lập. Thiên văn học không phải ngoại lệ. Mặc dù không thể dự đoán ngay từ đầu, nhưng những khám phá và công nghệ của nó thường mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Công việc của chúng tôi là một ví dụ tuyệt vời về điều đó. Và tôi thực sự tự hào rằng chúng tôi đang giúp cho các đồng nghiệp trong ngành y của mình tiến hành cuộc đấu tranh với bệnh ung thư.”

Các bước tiếp theo bao gồm sử dụng các mô hình 3D mô phỏng hình ảnh các khối u và cách chúng sẽ phản ứng lại với các cách thức điều trị khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng dữ liệu tồn tại về việc các khối u này phản ứng với quá trình điều trị thật sự tuyệt vời để so sánh với các mô hình. Bằng cách này, nhóm nghiên cứu có thể dự đoán xem các cách điều trị khác nhau có hiệu quả khác nhau như thế nào đối với một loại khối u cụ thể, cho phép các bác sĩ lâm sàng có nhiều lựa chọn hơn khi lựa chọn hơn khi lựa chọn phương án điều trị. 

Tiến sĩ Jeynes sẽ trình bày công việc nhóm nghiên cứu của ông và Giáo sư Tim Harries tại Hội nghị Thiên văn học Quốc gia RAS 2019 tại Đại học Lancaster.

Theo: FOX NEWS