Doanh nhân

Vốn ngoại tăng tốc vào Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận nguồn tiền lớn

Vốn ngoại tăng tốc vào Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận nguồn tiền lớn
  • Trở về tuổi thơ trước hình ảnh 'ế khách thì làm gì' của các xe ôm công nghệ
  • Siêu đập Tam Hiệp và lời nguyền ‘thanh gươm Damocles’ treo trên Trung Quốc
  • Đập Tam Hiệp và ba giấc mơ phi thực tế của nhà cầm quyền Trung Quốc đương thời
  • Thót tim giải cứu người đàn ông bị kẹt trong thang cuốn do đi dép mũi hơi dài

Theo đó, những năm qua ghi nhận hàng loạt dòng vốn ngoại tăng tốc vào Việt Nam, nhiều nhất vẫn là Hàn, Nhật, Sing… Mới đây nhất phải kể đến thương vụ giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV đối tác đến từ Hàn Quốc là KEB Hana Bank. Theo đó, tháng 10/2019 vừa rồi BIDV đã hoàn tất phát hành riêng lẻ hơn 603,3 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank với giá 33.640 đồng/cổ phiếu, thu về gần 20,3 ngàn tỷ đồng. Vốn điều lệ của BIDV qua đó tăng từ mức 34,2 ngàn tỷ đồng lên hơn 40,2 ngàn tỷ đồng (sở hữu nhà nước giảm từ 95% xuống còn 80,8%), cao nhất trong hệ thống ngân hàng.

Cùng với đó, một ông lớn cũng đạt được nguồn đầu tư khủng là tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Được biết, trong năm nay tập đoàn này đã thực hiện thành công thương vụ M&A có giá trị nhất lên tới 1 tỷ USD sau khi bán cổ phần cho tập đoàn năng lượng SK của Hàn Quốc. Tiếp đến là khoản thu 400 triệu USD từ phát hành cổ phần ưu đãi cho Công ty quản lý quỹ Hanwha của Hàn Quốc, một trong 3 công ty quản lý tài sản hàng đầu tại nước này.

Tập đoàn này thông tin thêm, trước đó trong năm 2018, Vinhomes - đơn vị quản lý mảng bất động sản của Vingroup cũng đã hút được 1,35 tỷ USD từ các nhà đầu tư ngoại, nâng tổng vốn huy động được trong năm 2018 lên 4,2 tỷ USD. Nếu tính từ 2013 tới nay, tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng đã thực hiện 17 giao dịch huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài với tổng số tiền huy động được lên đến 7,6 tỷ USD.

Theo thống kê, chỉ trong 2 năm qua, dòng tiền cả chục tỷ USD đã được các nhà đầu tư trong khu vực đổ vào các tập đoàn hàng đầu của Việt Nam, không chỉ Vingroup, Masan, mà còn cả VietJet (VJC) của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo, PAN Group của ông Nguyễn Duy Hưng, FPT của ông Trương Gia Bình, Vinamilk,...

Có thể thấy với dòng vốn Hàn, Nhật, Singapore,... đổ mạnh vào Việt Nam, các ông lớn nước ngoài đang đặt cược vào các doanh nghiệp đầu ngành cũng như các kỳ lân tại Việt. Đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp Việt tận dụng được nguồn vốn hoạt động hiệu quả và đưa doanh nghiệp của mình phát triển, đi đúng hướng và ngày càng vững mạnh.

 

Thót tim giải cứu người đàn ông bị kẹt trong thang cuốn do đi dép mũi hơi dài

(Techz.vn) Từ trước đến nay, có rất nhiều vụ tai nạn và những tình huống bất ngờ xảy ra ở thang cuốn các trung tâm thương mại, tòa nhà lớn khiến người dân hoang mang.