Khởi nghiệp

Startup Trung Quốc giàu lên nhờ dụ người dùng tha 'rác' về nhà

Startup Trung Quốc giàu lên nhờ dụ người dùng tha 'rác' về nhà

Đó là những người mua sắm trên Pinduoduo, một ứng dụng trong chưa đầy 3 năm đã thu hút 350 triệu người dùng, đông hơn tổng dân số nước Mỹ. Công ty sở hữu trang này vừa có mặt trên sàn chứng khoán Nasdaq cuối tháng 7 với phiên chào sân ấn tượng kêu gọi được 1,63 tỷ USD.

Sự tăng trưởng chớp nhoáng của Pinduoduo cho thấy kế hoạch xây dựng các thương hiệu Internet chất lượng cao của Trung Quốc vẫn chưa hoàn thiện. Điều này cũng cho thấy hình hài của một nhóm người tiêu dùng đang phần nào bị phớt lờ.

Họ đang sống bên ngoài những siêu đô thị, trong những thành phố, thị trấn và làng mạc. Họ lớn tuổi, ít quen thuộc với Internet. Và họ không thể cưỡng lại hàng giá rẻ, ngay cả khi đó là những món hàng họ chẳng cần.

"Chẳng đáng mấy đồng"

Ở phía nam thành phố Foshan, Li Tianqiang và vợ bán mì và các đồ ăn sáng khác trên xe tải, cho công nhân. Trong vòng 2 năm vừa qua, ông Li, 45 tuổi, đã chi gần 1.000 USD để mua hàng trên Pinduoduo - con số tương đương 2 tháng thu nhập của ông. Trong số các sản phẩm có: 1 cái thuyền bơm hơi, 1 túi dụng cụ đánh cá và 1 cái xe hơi điện tử màu đỏ anh đào cho con gái.

Ông Li biết mình hơi bị nghiện mua sắm. Và nếu hỏi ông có tiếc vì đã mua hàng không thì câu trả lời là có.

Đó là những khi ông mua chỉ vì tò mò, hoặc mua phải những món đồ kém chất lượng, bị vứt đi ngay sau khi được giao đến. Ông kể, tệ hại là mấy món đồ chơi mà ông mua cho con gái, bao gồm búp bê, đàn vilolin và đàn organ. Nhưng chúng quá rẻ. Rẻ đến mức ông chẳng thấy phiền gì vài quyết định sai.

“Chẳng đáng mấy đồng, thật mà”, ông Li nói về khoản tiền ông tiêu trên Pinduoduo.

Trung Quốc đã là lãnh địa của những hàng hoá đại trà và kém chất lượng trong rất nhiều năm, Nhưng điều này đang thay đổi. Mức thu nhập tăng buộc các nhà sản xuất phải cạnh tranh về chất lượng. Giới chức Trung Quốc muốn chăm chút cho những thương hiệu có nhiều đột phá và nổi tiếng toàn cầu. Các tên tuổi trong ngành thiết bị điện tử như Xiaomi hay Huawei đều đầu tư mạnh vào thiết kế, theo đuổi thởi trang và đẳng cấp.

Nhưng Pinduoduo nhắc nhở về rất nhiều người Trung Quốc vẫn xem giá rẻ là ưu tiên hàng đầu. Và những người dùng “cấp thấp” ấy chiếm một một phần không hề nhỏ trong nền kinh tế quốc dân. Trang chủ của Pinduoduo giống như một cuộc trình diễn bất tận của những món hàng tạp hoá, thời trang nhanh, đồ gia dụng và những món đồ điện tử lặt vặt. Tất cả đều có giá rẻ khó tin.

Cảm giác như chơi game mua sắm

Giá cả trên Pinduoduo, nếu được quy đổi với tỷ giá 1 USD = 22.000 đồng sẽ như thế này: Một cặp quần lót nam co dãn tốt có mác “Playboy”: chưa đến 66 nghìn. 5 kg gạo: 88 nghìn. Lốc 4 áo liền quần in hình đầu chó sói: 44 nghìn. Một ấm đun nước màu tím có chữ LOL viết quanh đáy: 66 nghìn. Thiết bị giữ điện thoại vòng quanh cổ để bạn có thể vừa nằm vừa xem video, màu hồng: 22 nghìn. Một dây lưng rung lắc giúp giảm mỡ bụng: hơn 120 nghìn một chút.

Giao hàng luôn luôn miễn phí.

Pinduoduo muốn khách hàng kéo bạn bè của họ vào mua cùng. Đặt hàng theo nhóm sẽ được giảm giá. Những khách hàng thuyết phục được người khác đăng kí sẽ được thưởng, bằng việc được chọn mua một món hàng miễn phí. Những pop-up nho nhỏ bên trong ứng dụng cập nhật liên tục “ai vừa mua gì”, tạo ra một cảm giác gấp gáp. Mọi người đều đang giành được những món hời, còn bạn thì không!

Với những hàng hoá lạ lùng, vô số coupons khuyến mãi và giá cả rẻ như không, Pinduoduo tạo cảm giác giống như chơi trò chơi mua sắm hơn là mua sắm thực. Trong hồ sơ giới thiệu về mình, công ty này tự xưng là sự kết hợp giữa Costco, một hệ thống siêu thị lớn ở Mỹ, và Disneyland. 

Pinduoduo là một nền tảng cho người bán hàng. Họ trả tiền để hàng hoá được quảng cáo trên trang, và chi một khoản phí cho mỗi món hàng bán được. Công ty sở hữu Pinduoduo có trụ sở tại Thượng Hải, đã tăng trưởng nhanh chóng và thu hút những nhà đầu tư lớn, trong đó có cả đại gia công nghệ Trung Quốc Tencent. Với việc gia nhập sàn chứng khoán Nasdaq gần đây, công ty này có giá trị tương đương hơn 20 tỷ USD.

Tuy nhiên, nếu so về tổng giá trị hàng hoá bán ra thì Pinduoduo vẫn đang ở rất xa các đối thủ, do bán quá nhiều hàng giá rẻ. Công ty này vẫn chưa có lợi nhuận. Họ ước tính 1 người dùng chi ra ít hơn 90 USD trên ứng dụng này trong năm vừa rồi, nghĩa là mức lợi nhuận trên một người mua hàng chỉ hơn 1 USD. 

Đó là mức thấp nhất, Steven Zhu, một chuyên viên phân tích tại Thượng Hải cho biết. Ông nói thêm rằng, nếu những người tạo nên độ phủ của Pinduoduo toàn là người già, thì viễn cảnh tăng trưởng lâu dài rõ ràng là không mấy khả quan. 

Nền tảng này cũng bị đánh giá là toàn hàng nhái. Mới tuần trước, họ bị kiện vì vi phạm bản quyền thương mại ở Mỹ. Pinduoduo không bình luận gì, nhưng trong thông báo chính thức đến các nhà đầu tư chứng khoán, họ nói rằng đã ngay lập tức loại bỏ những món hàng nhái. 

Triết lý kinh doanh của công ty này được nhà sáng lập Colin Huang, từng là kĩ sư của Google, mô tả trên tạp chí Cajing hồi đầu năm nay. Ông kể chuyện bị chính mẹ mình phàn nàn vì có 2 trong số 9 quả xoài bà mua trên Pinduoduo với giá 1,5 USD bị nẫu. Nhưng bà vẫn đang dùng ứng dụng, ông nói. “Mua 7 quả xoài ngon với giá 1,5 USD thì vẫn là một món hời”.

Bà Kang Xia, một người dùng 52 tuổi, đã về hưu, cũng nghĩ như thế. Bà đã dùng Pinduoduo để mua giày, quần áo, đồ điện tử với số lượng mà bà cho là khá nhiều. Dù chất lượng thì không phải lúc nào cũng tốt.

Đầu năm nay bà gặp 2 sự cố mua hàng. Đầu tiên là một cái tủ áo giá 5 USD với vải màu sặc sỡ và khung “gỗ thứ thiệt” mà bà chỉ cần sờ vào là biết “hàng rởm”. Sau đó bà mua một chiếc váy chiffon với hoạ tiết in hoa với giá gần 6 USD, được tặng kèm 1 chiếc áo thun mặc cùng với một vết rách bên hông.

Bà Kang vẫn sử dụng ứng dụng này hàng ngày, dù bà nói rằng mình không còn mua hàng trên Pinduoduo chỉ vì giá rẻ nữa. 

Đối với các công ty lớn về thương mại điện tử ở Trung Quốc thì việc người dùng chỉ chăm chăm mua hàng giá rẻ không phải là một tin vui. Nhiều chuyên gia còn xem sự phổ biến của những nền tảng bán hàng như Pinduoduo như là lực cản phát triển.

Nhưng Tian X. Hou, một chuyên gia nghiên cứu dữ liệu ở Bắc Kinh cho rằng Pinduoduo sẽ không mắc kẹt trong bãi rác của chính mình mãi. “Họ dùng giá rẻ để thu hút người dùng, và khi đã tạo được dấu ấn rồi thì họ có thể phát triển dịch vụ cao cấp tương tự Alibaba”, bà Hou dự đoán.

Theo: Zingnews

 

"Rich kid" Trung Quốc khởi nghiệp bằng 9 triệu bảng Anh bố mẹ cho, gây dựng được khoản nợ khổng lồ cộng thêm tội danh lừa đảo

(Techz.vn) Zhang Xiao'en, 29 tuổi sau khi được bố mẹ cho 9 triệu bảng Anh để khởi nghiệp buôn bán kinh doanh siêu xe đã qua sử dụng đã nhanh chóng gây dựng được một khoản nợ khổng lồ. Được biết, thanh niên này còn vay mượn thêm 19 triệu bảng Anh để ăn chơi và đánh bạc, sau đó không có khả năng chi trả nợ.