Nhịp sống số

Microsoft biến mọi bề mặt thành màn hình cảm ứng

Microsoft biến mọi bề mặt thành màn hình cảm ứng

Không chỉ đơn giản chiếu nội dung trong điện thoại, tablet lên tường, bàn tay..., người sử dụng còn có thể thao tác ngay trên màn hình ảo đó mà không cần chạm vào thiết bị.

 

Bàn tay trở thành màn hình cảm ứng.
Bàn tay trở thành màn hình cảm ứng.

Tại phòng nghiên cứu ở Redmond, Washington (Mỹ), Microsoft đang tập trung phát triển một thiết bị kết hợp giữa camera và máy chiếu có cơ chế hoạt động khá giống kính Google Glass. Sự khác biệt giữa hai bên là Google giúp người sử dụng xem nội dung rõ nét ngay bên trong màn hình nhỏ bé của kính, còn Microsoft lại nghĩ đến chuyện phát hình ảnh đó ra bên ngoài.

Với công nghệ Wearable Multitouch Projector (máy chiếu đa điểm có thể đeo trên người) của Microsoft, một bức tường, quyển sách, bàn tay... sẽ trở thành màn hình cảm ứng tức thì để người sử dụng mở ứng dụng, vẽ tranh, bật video... và mọi tính năng khác có trong smartphone.

Có thể khi xem đoạn demo do CNN thực hiện, người ta sẽ cảm thấy thiết bị của Microsoft trông quá kỳ cục và cồng kềnh. Nhưng mọi thứ đều cần có thời gian để phát triển và tập đoàn phần mềm Mỹ khẳng định vài năm nữa, sản phẩm sẽ được thu nhỏ để nằm gọn bên trong thiết bị di động như kính giống Google Glass, đồng hồ đeo tay, mặt dây chuyền hay thay thế camera trong điện thoại... Những chiếc kính đầu tiên của Google Project Glass cũng xấu xí chứ không ấn tượng như hiện nay.

Thiết bị của Microsoft hiện khá thô kệch.
Thiết bị của Microsoft được gắn trên vai và còn khá thô kệch.
Giống như Google Glass giai đoạn đầu rất to thay vì nhỏ gọn như hiện nay.
Giống như Google Glass giai đoạn đầu rất to thay vì nhỏ gọn như hiện nay.