Nhịp sống số

Hacker lạ đã làm gì với hệ thống website của sân bay Tân Sơn Nhất?

Hacker lạ đã làm gì với hệ thống website của sân bay Tân Sơn Nhất?

Vào đêm ngày 8/3/2017, website của sân bay Tân Sơn Nhất tại địa chỉ www.tansonnhatairport.vn đã bị những tin tặc lạ tấn công. Thông tin này đã được xác nhận bởi chính Cục Hàng không và đại diện sân bay Tân Sơn Nhất.

Ở thời điểm bị hack, thay vì giao diện thông thường, trên website của sân bay Tân Sơn Nhất hiện lên dòng chữ Hacked. Kèm theo đó là một đoạn nhắn nhủ dài mà kẻ giấu mặt tiến hành vụ tấn công gửi đến admin (người quản trị website).

Theo đó, tên tin tặc này cho biết hắn có thể tiến hành Rooted rồi hack cả server nhưng không làm vậy vì chỉ muốn đưa ra lời cảnh báo. Người này cũng để lại địa chỉ mail [email protected] để đội quản trị website có thể liên lạc lại với mình. Hacker này cũng cho biết anh ta không hề đụng chạm đến database (cơ cở dữ liệu) ngoại trừ việc Up Shell và Up Index.

Trước những thắc mắc về các thiệt hại của hệ thống an ninh sân bay, ông Đinh Việt Sơn, Cục phó Cục Hàng không khẳng định đây "không phải là vụ tấn công bình thường". Bởi Hacker đã không lấy, xóa bất cứ dữ liệu nào trong hệ thống.

Theo các nhân viên mạng Tân Sơn Nhất, hacker là "một người ở ngoài". Phát hiện ra hệ thống bảo vệ của website quá lỏng lẻo, người này đã tấn công với mục đích thông báo cho nhân viên an ninh mạng của sân bay biết để khắc phục.

Đây được xem như một sự cố nghiêm trọng cho thấy nhiều lỗ hổng trong việc bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất khỏi các cuộc tấn công mạng. Trước đó hồi cuối tháng 7 năm 2016, cả 2 sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đều bị các tin tặc tấn công vào hệ thống điều khiển màn hình. Vụ tấn công này sau đó đã làm nghẽn một loạt các hoạt động cất và hạ cánh.

Dù không nguy hiểm như sự cố đã từng xảy ra, các cơ quan chức năng cũng đã bắt đầu vào cuộc để tìm ra kẻ đứng đằng sau vụ tấn công ngày 8/3 này. 

 

Microsoft Việt Nam đổi tên thành Fushan, chính thức về tay người Trung Quốc

(Techz.vn) Từ giờ trở đi, nhà máy sản xuất điện thoại từng thuộc quyền sở hữu của Nokia và Microsoft sẽ thuộc về tay của Foxconn.