Xe A-Z

Giải cứu Ford Ranger cố gắng bám trụ giữa lưng chừng mương

Giải cứu Ford Ranger cố gắng bám trụ giữa lưng chừng mương

Sự việc đang được gấp rút giải cứu chiếc xe bán tải Ford Ranger. Qua hình ảnh chụp được, chiếc xe mang BKS: 29C-661.24 bị lạc tay lái lao gần xuống mương.

Video giải cứu chiếc xe bán tải Ford Ranger:

Hệ thống cân bằng điện tử – ‘bùa hộ mệnh’ cho lái xe

Số người tử nạn tại Mỹ có thể giảm đi một phần ba nếu tất cả các xe được trang bị hệ thống cân bằng điện tử (ESC).

Theo Ủy ban an toan giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), ESC giúp giảm 35% số vụ va chạm. Nguy cơ gây tử vong của xe SUV được trang bị hệ thống cân bằng điện tử thấp hơn 67% so với trường hợp xe không có. Nghiên cứu của viện bảo hiểm an toàn đường bộ của nước này (IIHS) công bố tháng 6/2006 chỉ ra rằng nước Mỹ sẽ không mất đi 10.000 người nếu tất cả các xe đều được trang bị hệ thống cân bằng điện tử.

Nicole Nason, lãnh đạo của NHTSA, đánh giá ESC là một trong những hệ thống an toàn tiến bộ nhất. Chương trình đánh giá tính năng an toàn trên xe của châu Âu (Euro NCAP) đưa thông điệp mạnh mẽ khuyên mọi người nên mua những chiếc xe được trang vị hệ thống kiểm soát cân bằng.

Hệ thống cân bằng điện tử giúp người lái ổn định chuyển động khi cua gấp

Tín hiệu từ các cảm biến gia tốc dọc, gia tốc ngang của thân xe, cảm biến tốc độ các bánh xe … được thu thập để xác định trạng thái chuyển động thực tế. Máy tính so sánh kết quả này với góc quay vô-lăng từ đó đưa ra các lệnh điều khiển phanh, hoặc giảm công suất động cơ, xe nhanh chóng được đưa về trạng thái theo đúng mong muốn của tài xế.

Hệ thống cân bằng điện tử kết hợp chặt chẽ với hệ thống chống bó cứng phanh-ABS cho phép ESC phanh độc lập từng bánh xe riêng rẽ. Bất kỳ xe nào có trang bị câng bằng điện từ thì hệ thống phanh đều trang bị ABS, nhưng một xe có ABS chưa chắc đã có ESC.

Cân bằng điện tử sử dụng mô-đun điều khiển thủy lực tương tự như trên ABS. Nhưng giữa hai hệ thống vẫn có sự khác biệt, trên xe chỉ có ABS, mô-đun điều khiển thủy lực chỉ có chức năng kiểm soát hoặc giảm áp suất dầu phanh tác động lên xi-lanh phanh. Với xe trang bị ESC ngoài hai chức năng trên mô-đun thủy lực còn có thể tăng áp suất dầu vào khu vực cần thiết khi có yêu cầu tạo ra lực phanh chênh lệch giữa các bánh.

Chính bởi yếu tố không thể tách rời đó mà khá nhiều người nhầm lẫn chức năng và nguyên lý làm việc của ESC và ABS. Hệ thống chống bó cứng phanh làm việc khi người lái đạp phanh, bánh xe có nguy cơ bó cứng. Hệ thống kiểm soát trạng thái lại làm việc khi có sự sai khác giữa góc đánh lái và góc quay thân xe. Điều đó có ý nghĩa rằng ESC làm việc tự động hoàn toàn.

Bạn hãy thử tưởng tượng vào một ngày đẹp trời bạn lái xe trên một con đường quen thuộc. Hôm nay, trên mặt đường xuất hiện một đám dầu nhớt lớn. Tưởng chừng như vô hại, bạn ung dung đánh lái vào cua như thường lệ. Bỗng dưng xe đột ngột quay tròn, bánh mất độ bám, lực ly tâm làm chiếc xe bị văng ra, trăm nghìn điều tồi tệ có thể xảy ra sau đó. Một chiếc xe đi ngược chiều xuất hiện, hay phái bên kia của làn đường là vực thẳm…

Nhưng nếu xe mà bạn đi được trang bị hệ thống cân bằng điện tử mọi chuyện sẽ xảy ra theo một hướng khác. Ngay khi thân xe có xu hướng bị quay hoặc văng ra do lực quán tính ly tâm vì lực bám giảm. ESC tự động giảm công suất động cơ và phanh những bánh xe thích hợp. Nhờ đó xe vẫn giữ được chuyển động ổn định.

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp hệ thống cân bằng điện tử trở nên bất lực. Đó là khi đường quá trơn, hay lốp bị mòn quá mức hoặc áp suất hơi không đúng theo tiêu chuẩn làm giảm khả năng bám đường.

Bởi vai trò không thể thay thế các hãng sản xuất xe dành khá nhiều ưu ái cho việc nghiên cứu và phát triển hệ thống này. Mỗi hãng đều có những tên gọi khác nhau như nguyên lý hoạt động không khác nhau là mấy.

Toyota, Suzuki thường gọi hệ thống kiểm soát động lực học VSC (Vehicle Stability Control), Mercedes, Audi, Volkswagen và Hyundai lại đặt tên hệ thống này là chương trình ổn định điện tử ESP (Electronic Stability Program). Hệ thống VSA (Vehicle Stability Assist) của Honda, VDC (Vehicle Dynamic Control) của Nissan hay ASC (Active Stability Control) của Mitsubishi cũng có chức năng tương tự.

Theo: Autoxe.net/ Tổng hợp