Xe A-Z

Cách mua moto phân khối lớn cũ giá rẻ

Cách mua moto phân khối lớn cũ giá rẻ

Lựa chọn nhãn xe bạn muốn mua

Trước khi quyết định xuống tiền mua một chiếc moto phân khối lớn bạn cần chọn nhãn xe mà mình quan tâm. Chẳng hạn, nếu bạn yêu thích thương hiệu Kawasaki thì đừng ngó sang các thương hiệu xe khác. Ngược lại, nếu như tìm kiếm bằng một danh sách những thứ bạn muốn có ở chiếc xe đó thì lại khác.

Trước tiên bạn cần chọn nhãn xe mình muốn mua.

Một điều quan trọng nữa là tổng chi phí mà bạn muốn bỏ ra để tậu một chiếc moto PKL là bao nhiêu. Từ đó bạn sẽ dễ dàng chọn được một chiếc xe phù hợp.

Những chiếc xe cũ có thể lốp, xích hay một số phụ tùng không còn tốt. Nếu bạn cẩn thận thì có thể dành một khoản chi phí để thay thế những món phụ tùng đó.

Tìm hiểu các nguồn thông tin khác nhau

Cho dù bạn mua xe máy cũ ở đâu thì bạn cũng nên tìm hiểu tình trạng xe, giá bán và các thông tin khác liên quan đến chiếc xe đó. Bạn cũng cận định giá xem chiếc xe đó cần sửa chữa những gì, chi phí để sửa chữa những phụ kiện đó. Chẳng hạn như cái đèn bị hỏng, tay phanh bị đứt.... Từ đó bạn sẽ dễ dàng thương lượng giá với chủ xe.

Hãy tìm hiểu nhiều nguồn thông tin khác nhau. (Ảnh: Zing)

Nếu như bạn muốn có một chiếc xe để đi lại hàng ngày thì chọn xe “hiếm”, phụ tùng khó thay thế khi hỏng hóc thì không nên. Ví dụ, chủ xe “quảng cáo” với bạn là chiếc xe đó đã được thay ắc-quy mới thì điều đó có nghĩa chiếc xe đó từng được sử dụng trong một thời gian dài trước khi họ muốn bán. Bởi khi xe để lâu trong garage thì có thể động cơ đã bị khô dầu, gỉ sét ở bình xăng, lốp xe cũ.... Khi đó bạn cần hỏi thêm thông tin từ phía người bán.

Tới phần “ngã giá”. Hầu hết các chủ xe đều muốn nâng giá trị chiếc xe mà họ có cao hơn một chút so với thực tế. Nhưng nếu như mức giá đó là “cố định” thì người bán chắc chắn sẽ không muốn thoả hiệp. Bạn nên xem thái độ của người bán để cuộc hội thoại trở nên vui vẻ hơn.

Hỏi thông tin về xe

Việc bạn cần làm tiếp theo là hỏi chủ nhân những thông tin về chiếc xe đó. Bạn hỏi về các chi tiết như chắn bùn, bình xăng, yên xe, vòng đệm, xích... Một thông tin khác mà bạn nên quan tâm là chủ nhân cũ đã chạy chiếc xe đó được bao lâu, tại sao lại bán xe, nó có được bảo dưỡng thường xuyên không, bảo dưỡng ở đâu, nó có vấn đề gì lớn không.

Hỏi thông tin về chiếc xe đó.

Bạn cũng nên tìm hiểu một chút về chủ xe nữa. Thông thường những người am hiểu nhiều về xe họ sẽ chăm sóc chiếc xe của họ tốt hơn. Hộ hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của chiếc xe đó.

Nhìn thấy mới tin

Đừng vội vã giao tiền khi mới chỉ tìm hiểu thông tin về xe qua điện thoại. Hãy tới tận nơi để xem, đồng thời ghi chép lại những vấn đề của chiếc xe đó. Kiểm tra lốp, phuộc, các mối hàn, kiểm tra độ mòn trên bàn đạp phanh, phanh có đủ dầu không? Dựng chân chống giữa để một người ngồi trên xe nhằm nâng bánh trước xe lên khỏi mặt đất... Kiểm tra cả vòng bi của tay lái bằng cách quay ngược, quay xuôi tay lái.... kiểm tra giảm xóc của xe xem có ổn không.

Khởi động xe để kiểm tra động cơ.

Khởi động xe để kiểm tra xem dầu có bị rò rỉ không, tiếng nổ có giòn không, cam kêu lọc xọc, hoặc có âm thanh nào bất ổn không.... Kiểm tra xích, nhông, lốp sau.... Những chi tiết cần phải sửa phải được tính hết vào giá mà bạn sẽ phải trả để mua xe. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm chọn mua xe cũ, hãy nhờ ai đó am hiểu về xe đi cùng.

Chợ xe dành cho người mua xe

Khi đã chọn được chiếc xe và kiểm tra kỹ càng, gần như bạn đã quyết định mua chiếc xe đó. Bây giờ là lúc bàn về giá. Bạn nên nhớ rằng, nếu không mua được chiếc xe này thì bạn có thể mua chiếc xe khác.

Đừng mua xe theo kiểu bất chấp giá cả.

Đừng mua xe theo kiểu bất chấp giá cả. Vì có thể bạn sẽ phải trả giá cao hơn giá trị thực của nó hoặc mua phải chiếc xe bị hỏng hóc.

Mua một chiếc xe đã qua sử dụng một nửa là nghệ thuật, nửa còn lại là khoa học và bạn cần một chút may mắn nữa. Hãy tìm hiểu thật kỹ, đừng quá vội vàng như vậy bạn sẽ mua được một chiếc xe giá tốt hơn.