Thông cáo

86% CISO cho rằng sự cố là không thể tránh khỏi nhưng hiện có quá nhiều vướng mắc trong một rủi ro luẩn quẩn

86% CISO cho rằng sự cố là không thể tránh khỏi nhưng hiện có quá nhiều vướng mắc trong một rủi ro luẩn quẩn

Từ dữ liệu đám mây đến kẻ xấu trong nội bộ: tấn công đang lan rộng trong doanh nghiệp

Sự gia tăng các mối đe doạ cùng với sự biến đổi kỹ thuật số nhiều doanh nghiệp hiện đang đối mặt làm cho vai trò của CISO ngày càng quan trọng. Báo cáo của Kaspersky Lab cho thấy CISO đang chịu nhiều áp lực: 57% cho rằng cơ sở hạ tầng phức tạp liên quan đến đám mây và di động là thách thức hàng đầu, 50% lo lắng về sự gia tăng liên tục của các cuộc tấn công mạng.

Nhiều CISO tin rằng các băng nhóm tội phạm với động cơ tài chính (40%) và các cuộc tấn công từ kẻ xấu trong nội bộ (29%) là những rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp của họ vì đây là những mối đe dọa cực kỳ khó phòng ngừa, vì chúng là những tên tội phạm chuyên nghiệp, hoặc chúng được hỗ trợ bởi những nhân viên đắc lực.

Thách thức về gỉải trình ngân sách khiến CISO đối đầu với các phòng ban khác

Ngân sách được phân bổ cho an ninh mạng đang tăng lên. 70% các CISO dự kiến ​​ngân sách của họ sẽ tăng trong tương lai và 25% số người được hỏi cho rằng ngân sách vẫn nên giữ nguyên.

Tuy nhiên, CISO đang đối mặt với những thách thức lớn về ngân sách, bởi vì hầu như chúng không mang lại lợi tức đầu tư rõ ràng (ROI) hoặc không bảo vệ 100% khỏi các cuộc tấn công mạng.

 

Ví dụ, hơn một phần ba (36%) các CISO nói rằng họ không thể yêu cầu ngân sách an ninh CNTT như mong muốn bởi họ không thể đảm bảo sẽ không có sự cố nào xảy ra. Lý do thứ nhất là khi ngân sách an ninh của một doanh nghiệp thường được xem như một phần chi tiêu CNTT tổng thể, các CISO thấy mình đang tranh đua ngân sách với các phòng ban khác, hoặc có thể là do ngân sách an ninh đã là một phần của ngân sách CNTT tổng. Ngoài ra, một phần ba các CISO (33%) cho biết ngân sách mà họ yêu cầu có thể được ưu tiên phân bổ cho các dự án kỹ thuật số, đám mây hoặc các dự án CNTT khác – vì chúng có thể chứng minh được ROI rõ ràng hơn.

Các CISO cần một người thuộc ban lãnh đạo nắm rõ về sự chuyển đổi kỹ thuật số

Tấn công mạng có thể để lại những hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp: hơn một phần tư số người được hỏi trong nghiên cứu của Kaspersky Lab đã xác định thiệt hại về uy tín (28%) và tài chính (25%) là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc tấn công mạng.

Tuy nhiên, mặc cho tác động tiêu cực của một cuộc tấn công mạng, chỉ có 26% các nhà lãnh đạo an ninh CNTT được khảo sát là thành viên của hội đồng quản trị tại doanh nghiệp. Trong số những người không phải là thành viên hội đồng quản trị, một phần tư (25%) tin rằng nên có người hiểu biết về kỹ thuật số trong ban lãnh đạo.

Phần lớn các lãnh đạo an ninh CNTT (65%) tin rằng họ đang tham gia đầy đủ vào việc ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, khi chuyển đổi kỹ thuật số trở thành chìa khóa cho định hướng chiến lược của các doanh nghiệp lớn, an ninh mạng cũng nên như vậy. Vai trò của CISO cần được phát triển để phản ánh những thay đổi này, giúp họ có tầm ảnh hưởng đến các quyết định của công ty.

Maxim Frolov, Phó Giám đốc Kinh doanh Toàn cầu Kaspersky Lab, cho biết: “Trước đây, ngân sách an ninh mạng không được chú trọng nhưng điều này không còn đúng nữa. Tấn công các doanh nghiệp hiện đại đang ngày càng tăng về cả tần suất, tác động và chi phí. Kết quả, ngày càng có nhiều chuyên gia C-Level hiện xem việc xử lý bảo mật CNTT như một khoản đầu tư.

Ngày nay, rủi ro an ninh mạng là mối quan tâm chính của các CEO, CFO và Giám đốc xử lý rủi ro. Thực tế, ngân sách an ninh mạng không chỉ là một cách để ngăn chặn sự cố và rủi ro nặng nề mà còn là cách để bảo vệ tính liên tục của doanh nghiệp, cũng như đầu tư cốt lõi của công ty.”

Để tìm hiểu thêm về báo cáo, vui lòng truy cập tại đây.

 

Kaspersky Lab phát hiện lỗ hổng zero-day trên Microsoft Windows

Công nghệ Kaspersky Lab Automatic Exploit Prevention - phòng chống khai thác tự động, có mặt trong hầu hết các giải pháp đầu cuối của công ty, đã phát hiện một loạt các cuộc tấn công có chủ đích sử dụng một phần mềm độc hại mới nhằm khai thác lỗ hổng zero-day trên hệ điều hành Microsoft Windows. Mục đích của tội phạm mạng là truy cập vào các hệ thống ở Trung Đông. Lỗ hổng này đã được Microsoft khắc phục vào ngày 9/10.