Báo Mới

Y tế: Y đức đang ở đâu?

Y tế: Y đức đang ở đâu?

(Techz.vn) Từ vụ việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác phi tang làm rúng động dư luận trong những ngày qua, mới đây một Chánh thanh tra Sở Y tế Kon Tum cầm cuốc rượt và bổ vào đầu phụ nữ, dư luận đặt ra câu hỏi: "Phải chăng đạo đức ngành y đang đi xuống?"

Liên tục các vụ việc đau lòng liên quan đến ngành Y, cụ thể là những người làm việc trong ngành y, khiến dư luận từ nghi ngờ đến mất niềm tin vào các dịch vụ y tế hiện nay.

Dư luận chưa hết bàng hoàng về vụ nhân bản kết quả xét nghiệm, kế đến là bác sĩ vứt xác bệnh nhân xuống sông để phi tang, rồi ba cái chết oan uổng của trẻ sơ sinh gây ra bởi sự tắc trách của cán bộ y tế và nay lại có thêm một Chánh thanh tra Sở Y tế cầm cuốc rượt đuổi và bổ vào đầu một phụ nữ vì tranh chấp đất đai. Những vụ việc này không phải là cá biệt mà trước đây, báo chí đã phản ánh không ít vụ việc tương tự. Điều này cho thấy, y đức trong một bộ phận cán bộ ngành y đã xuống cấp trầm trọng và đã đến mức khó có thể chấp nhận được.

-image-1383189441548

Những mẫu xét nghiệm khác tên nhưng giống hệt kết quả ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội).

Trong vụ việc "nhân bản" hàng nghìn kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức (Hà Nội), thật không thể tưởng tượng nổi là các “lương y” có thể làm ăn trên tính mạng của người khác một cách vô tâm như vậy. Thế nhưng, ba người dũng cảm dám nói lên sự thật để bảo vệ lẽ phải, cái đúng đã được Sở Y tế Hà Nội tôn vinh, khen thưởng chiếu lệ, hay như dư luận lên án là "bôi bác". Liệu rằng, trong ngành y còn nhiều người có sự can đảm như vậy không? Họ có dám vì lợi ích cộng đồng, vì lương tâm người thầy thuốc mà tố cáo những việc làm sai trái của đồng nghiệp hay không? Câu hỏi sẽ làm nhiều người suy ngẫm, day dứt.

Trao đổi với phóng viên về vụ việc thẩm mỹ viện Cát Tường, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) nhận định: "Một số cán bộ trong ngành y có sự xuống cấp đến cực điểm rồi và không thể xuống cấp hơn được nữa. Vụ việc ở thẩm mỹ viện Cát Tường phải có giải pháp mang tính chất đột phá ngay, khống chế luôn  sự xuống cấp về y đức của một số cán bộ và phải xử lý thật nghiêm".

 -image-1383189424972

Người cầm cuốc (đội mũ bảo hiểm đỏ) được cho là ông Hoàng, Chánh thanh tra Sở Y tế Kon Tum bổ vào đầu bà Trâm.

Và vụ việc mới đây nhất là một Chánh thanh tra Sở Y tế Kon Tum cầm cuốc rượt đuổi và bổ vào đầu bà Trâm vì mâu thuẫn tranh châp đất đai giữa hai gia đình. Người ta đặt câu hỏi, chuyện thượng cẳng chân, hạ cẳng tay có thể xảy ra ở chốn chợ búa, nay lại xảy ra với một cán bộ, một chánh thanh tra làm việc trong ngành y thì còn biết tin vào ai? Ai sẽ đứng ra bảo đảm tính mạng, sức khỏe cho người dân?

Và câu "Lương y như từ mẫu" vốn gắn liền với ngành y nay có còn giá trị?

Mời bạn xem thêm: Xe công chạy bằng mồ hôi, nước mắt của dân

 Hồng Long (ĐSPL)