Khoa học & Đời sống

Tương lai nền công nghiệp Việt Nam - hướng tới công nghiệp 4.0

Tương lai nền công nghiệp  Việt Nam - hướng tới công nghiệp 4.0

Mới đây, buổi họp báo "Công nghiệp sản xuất Việt Nam - hành trình hướng tới ngành công nghiệp 4.0" đã diễn ra ngay tại Hà Nội. Các chuyên gia đã đưa ra những bàn thảo về hướng đi của ngành công nghiệp Việt Nam, họ dự đoán rằng công nghiệp 4.0 sẽ là nền công nghiệp của Việt Nam trong tương lai.

Buổi họp báo "Công nghiệp sản xuất Việt Nam - hành trình hướng tới ngành công nghiệp 4.0"

Tuy nhiên trên thực tế, trình độ sản xuất hiện tại của Việt Nam đang ở giai đoạn 2.0 hoặc Công nghiệp 3.0, thực lực nền công nghiệp vẫn gắn với hai chữ "thấp" và "yếu". Chính sách vẫn thiếu tầm nhìn dài hạn và có tính khả thi, ở một số nơi lại chịu ảnh hưởng bởi tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, quan hệ thân hữu nên việc triển khai ở địa phương, các cấp ngành thụ động, chậm trễ. Dù vậy các chuyên gia vẫn lạc quan rằng: "Nhưng vẫn còn một số yếu tố quyết định khác để giúp các nhà sản xuất trở thành người trong cuộc của kỷ nguyên 4.0"

 

Để hướng tới nền công nghiệp 4.0 thì nhân lực là yếu tố quyết định. Các doanh nghiệp trên toàn cầu đang đầu tư vào việc đào tạo cho nhân viên và tái cơ cấu tổ chức. Với nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam được đánh giá là đã sẵn sàng để bước vào nền công nghiệp 4.0.

Các vị chuyên gia cho rằng hiện có nhiều yếu tố đang cổ vũ cho nền Công nghiệp 4.0 ở Việt Nam như về tính năng động của nền công nghiệp đã được chứng minh trong nhiều năm qua, hay như về sự phát triển mạnh mẽ của Internet tại nước ta. Chỉ trong năm 2016, có thêm 3 triệu người Việt Nam được sử dụng Internet, tăng con số tổng sử dụng lên 50,05 triệu, chiếm 53% dân số. Chỉ số tăng trưởng là 6%. Số lượng người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội tăng 31% và số người sử dụng mạng xã hội di động tăng 41%.

Được coi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, ngành công nghiệp 4.0 được nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ giảm chi phí hoạt động xuống 3,6% và tăng hiệu suất lên 4,1% mỗi năm. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ hoàn vốn đầu tư trong vòng 2 năm hoặc ít hơn.

 

Với những con số ấn tượng này, triển vọng một nền Công nghiệp 4.0 đang mở ra trong tương lai với công nghiệp Việt Nam, đó không còn là một giấc mơ viễn vông nữa. Chúng ta đang tiến gần tới một cuộc cách mạng công nghiệp sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau. Trong đó, quy mô, phạm vi, độ phức tạp và khả năng chuyển hoá sẽ không giống bất cứ điều gì nhân loại đã trải qua. Chúng ta chưa thể dự đoán hết về nó, nhưng có một điều rõ ràng: sự đáp ứng sẽ phải tích hợp và toàn diện, liên quan đến tất cả các bên từ chính phủ, tổ chức khu vực công, tư nhân, giới học thuật và xã hội dân sự.

 

Viettel có 500.000 km cáp quang, đủ quấn hơn 12 lần vòng quanh Trái Đất

(Techz.vn) Hiện 4/5 doanh nghiệp viễn thông trên toàn Quốc đã được cấp phép 4G tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp đã bắt tay vào việc xây dựng hạ tầng mạng lưới. Trong đó, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) có tốc độ triển khai mạng 4G ở một quy mô có thể nói là “vô tiền khoáng hậu”