Thủ thuật công nghệ

Tìm hiểu về công cụ Microsoft Network Monitor – phần 2

Tìm hiểu về công cụ Microsoft Network Monitor – phần 2

 

 Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một số khái niệm cơ bản ban đầu về công cụ hỗ trợ Network Monitor của Microsoft, và lần này chúng ta sẽ tiếp tục với một số lĩnh vực khác có liên quan như:

- Hiểu được các thông tin bên trong gói dữ liệu đã được thu thập

 - Tìm kiếm được nhiều thông tin có liên quan bên cạnh các luồng dữ liệu đang được giám sát

 - Xem các luồng frame cụ thể qua định dạng <>XML hoặc trực tiếp trong <>Windows

Làm thế nào để hiểu được ý nghĩa của các gói dữ liệu đã được thu thập:

Sử dụng Alias:

Khi chúng ta bắt tay vào việc thu thập và phân tích gói dữ liệu, thông tin của rất nhiều thiết bị máy móc, thì cửa sổ hiển thị <>Frame Summary thật sự rất khó nhìn. Và nếu chúng ta có thể sắp xếp các phần thông tin có liên quan theo 1 trình tự nhất định nào đó, vấn đề sẽ được xác định nhanh chóng và chính xác, đồng thời hiệu quả sẽ tăng cao trong quá trình làm việc.

Ví dụ, trong 1 hệ thống gồm nhiều máy móc với các chức năng hoạt động khác nhau, khi áp dụng biện pháp này thì người quản trị sẽ dễ dàng xác định được máy nào đóng vai trò nguồn gốc, ví dụ như các câu lệnh truy vấn được bắt đầu gửi đi từ đâu, điểm đến là máy nào, quá trình có được xử lý hoàn tất hay không...

Giải pháp được áp dụng ở đây là dùng <>Alias – cho phép người dùng chuyển thông số địa chỉ IP thành tên tương ứng, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc xác định chính xác máy bằng địa chỉ IP. Thông thường, bộ phận quản trị sẽ đặt tên máy theo chức năng và mục đích sử dụng. Ví dụ như: <>Server, Server 01, Client, Client01...

Còn với <>Network Monitor, chúng ta còn có thể tạo và thiết lập được danh sách <>Alias, trong đó có chứa tất cả các Alias bao gồm bên trong hệ thống, chẳng hạn như: <>Domain Controllers, Exchange Servers, SQL Servers...

Để tạo <>Alias, các bạn chọn menu <>Aliases, sau đó là <>Manage Aliases:

Tìm hiểu về công cụ Microsoft Network Monitor – phần 2

Cửa sổ <>Manage aliases hiển thị, chúng ta chọn <>New:

Tìm hiểu về công cụ Microsoft Network Monitor – phần 2

Tại đây, các bạn điền địa chỉ IP chính xác của những máy tính nào cần gán vào <>Alias, sau đó đặt tên cho <>Alias này. Ví dụ: đối với máy tính thường xuyên phải đảm nhận nhiệm vụ truyền tải dữ liệu hoặc thông tin tới các máy khác thì có thể đặt tên là <>Client. Sau đó, điền 1 ít thông tin miêu tả phù hợp vào phần <>comment bên dưới:

Tìm hiểu về công cụ Microsoft Network Monitor – phần 2

Ví dụ tiếp theo tại đây là 1 <>Alias khác dành cho server:

Tìm hiểu về công cụ Microsoft Network Monitor – phần 2

Sau đó, nhấn <>Close nếu chỉ muốn dùng những <>Alias này cho 1 mục đích nhất định. Hoặc bên cạnh đó, chúng ta có thể tạm thời lưu lại sự thay đổi bằng cách nhấn nút <>Save. Bằng cách này, người quản trị có thể tải dánh sách này trong các phiên làm việc tiếp theo, áp dụng vào quá trình lưu trữ thông tin bằng cách nhấn nút <>Open rồi lựa chọn trong các danh sách hiển thị:

Tìm hiểu về công cụ Microsoft Network Monitor – phần 2

Và sau khi đóng cửa sổ này, chúng ta sẽ nhìn thấy danh sách toàn bộ các <>Alias mới được tạo trong phần <>Frame Summary:

Tìm hiểu về công cụ Microsoft Network Monitor – phần 2

Lưu ý rằng khi các bạn mở danh sách <>Alias thì cần phải nhấn nút <>Apply ở dưới menu <>Aliases tương ứng để áp dụng quá trình giám sát dữ liệu:

Tìm hiểu về công cụ Microsoft Network Monitor – phần 2