Doanh nghiệp

Thương mại điện tử 2015: Thành bại tại truyền thông số

Thương mại điện tử 2015: Thành bại tại truyền thông số

Mục tiêu đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015 đã bước vào giai đoạn cuối. Đã có những khó khăn, đã có những cái tên phải ra đi một cách bất ngờ, song, không thể phủ nhận thương mại điện tử đã có một bước tiến vô cùng mạnh mẽ đi kèm với đó là sự nở rộ của truyền thông số. Với sự xâm nhập từ những tên tuổi hàng đầu thế giới cùng những đại diện ưu tú từ trong nước, miếng bánh truyền thông liên tục được xâu xé và tất nhiên phần ngon nhất bao giờ cũng để người cuối cùng. Dự đoán, cuộc chiến truyền thông năm sau sẽ diễn ra một cách vô cùng khốc liệt.

Thương mại điện tử còn rất nhiều triển vọng

Việt Nam nhận thêm những sự đầu tư lớn hơn đồng thời các tập đoàn, công ty trong nước tiếp tục đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của mình

Thực tế, sau 4 năm triển khai và đẩy mạnh thương mại điện tử, thị trường Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong đó bao gồm cả việc thu hút đầu tư quảng cáo của các tập đoàn tài chính hàng đầu trên toàn thế giới, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ. Thị trường tiêu dùng trong nước vốn rất đa dạng và phát triển một cách mạnh mẽ. Các tập đoàn nước ngoài không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường còn rất năng động này. Và để tiếp cận một cách chính xác và nhanh chóng, họ sẽ phải nhờ đến truyền thông và quảng cáo.

Thương mại điện tử còn rất nhiều triển vọng trong năm 2015. Ảnh: Internet

Theo báo cáo mới nhất từ hệ thống theo dõi dữ liệu quảng cáo online iTracker, doanh thu tại thị trường quảng cáo trực tuyến trên 55 website lớn nhất ở Việt Nam đạt hơn 49 triệu USD. Con số này sẽ là ~125 triệu USD nếu tính thêm hai đại gia Google và Facebook, tăng gần gấp đôi so với năm 2013. Rõ ràng, với định mức phát triển như vậy, năm 2015 có thể sẽ tăng cao hơn khi nhiều thông tin thị trường cho biết Việt Nam nhận thêm những sự đầu tư lớn hơn đồng thời các tập đoàn, công ty trong nước tiếp tục đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của mình.

Cũng theo báo cáo của iTracker, Samsung Vina là công ty đứng đầu trong top 50 công ty chi nhiều tiền quảng cáo nhất tại Việt Nam chiếm tới 8% thị phần quảng cáo, tiếp theo là thương hiệu Nokia với 6%, đứng thứ 3 là Honda Vietnam cùng với 6% thị phần. Trong top 10 công ty quảng cáo nhiều nhất, có tới 4 công ty, tập đoàn công nghệ và dự đoán con số này sẽ được tăng lên khi các hãng điện thoại Trung Quốc đang nhắm tới Việt Nam như một mảnh đất màu mỡ cho việc phát triển và kinh doanh của mình.

Số liệu của Google Pacific. Ảnh: Brandsvietnam

cuộc chiến truyền thông sẽ nổ ra như một điều tất yếu.

Bên cạnh đó, một báo cáo hành vi người dùng online được Google Pacifice đưa ra mình chứng cho một thị trường thương mại điện tử vào năm sau. Trong 40 triệu người dùng internet Việt Nam, có đến 44% người chưa thực hiện các giao dịch trực tuyến và đang có ý định này. Con số này cũng đem lại một cái nhìn vô cùng triển vọng về sự phát triển của thị trường thương mại điện tử trong năm tới. Và cuộc chiến truyền thông sẽ nổ ra như một điều tất yếu.

Cuộc chiến truyền thông số

Dễ nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam tập trung sử dụng Digital Marketing vì hai mục đích: Một là quảng bá và củng cố thương hiệu, hai là nâng cao doanh số và mở rộng thị phần thông qua e-commerce. Thực tế, trong năm 2014, số lượng các doanh nghiệp thương mại điện tử tăng lên đáng kể,bên cạnh đó là sự đổ bộ của các tên tuổi từ các tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Điều này vô hình chung đã tạo nên một thị trường truyền thông chất chội và vô cùng sôi động. Dự đoán trong năm 2015, sẽ có ít những công ty mới nổi hơn đồng thời sẽ là sự cạnh tranh gay gắt giữa những cái tên có chỗ đứng trên thị trường hiện nay.

Cuộc chiến truyền thông sẽ rất khốc liệt. Ảnh: Internet

Dự đoán trong năm 2015, sẽ có ít những công ty mới nổi hơn đồng thời sẽ là sự cạnh tranh gay gắt giữa những cái tên có chỗ đứng trên thị trường hiện nay.

Như đã chỉ ra ở phần đầu tiên, thương mại điện tử Việt Nam còn rất nhiều triển vọng. Ngoài việc xoay chuyển thị phần, các hãng truyền thông sẽ tiếp tục gặm nhấm những miếng bánh còn xót lại, và tất nhiên đó là phần ngon nhất. Còn 44% trong số 40 triệu người Việt Nam sắp sửa tham gia trực tuyến, và còn đó những doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ đổ bộ vào thị trường trong nước và những cái tên đình đám như Samsung, Nokia, Oppo, Honda,…sẽ tiếp tục chi tiêu mạnh tay để chiếm lĩnh thị trường truyền thông. Miếng bánh ngon vẫn dành cho kẻ chiến thắng và cuộc chiến truyền thông sẽ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

 

Những công ty quảng cáo lớn nhất tại Việt Nam

(Techz.vn) Đi cùng với thời đại bùng nổ Internet, các công ty quảng cáo (Agency) cũng liên tiếp được thành lập và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng nền kinh tế. Dưới đây là 4 agency nổi bật nhất tại Việt Nam hiện tại.