Khởi nghiệp

Thuận Phạm & con đường từ người Việt tị nạn trở thành Giám đốc Uber

Thuận Phạm & con đường từ người Việt tị nạn trở thành Giám đốc Uber

Tuổi thơ gian khó ở một đất nước chiến tranh

Vào năm 1979, khi 10 tuổi, Thuận Phạm lên một con tàu và rời khỏi Việt Nam, đất nước bị tàn phá bởi hàng thập kỷ chiến tranh. Trong hồi ức của Thuận Phạm, đó là hình ảnh về một chiếc tàu dài 60 mét, trên con tàu đó chở đến 370 người, bao gồm mẹ và một người em của ông. Tất cả đều không có áo phao.

Khi cập bên Malaysia, Thuận và gia đình ông bị từ chối tị nạn. Không muốn phải trở lại nơi bắt đầu, mẹ Thuận đã quyết định đưa ông cùng người em nhỏ lên một chiếc thuyền khác, nhằm thẳng hướng đảo Letung (Indonesia). Đây là nơi mà ông cùng gia đình đã trú lại 10 tháng.

Hàng ngày, Thuận tự mình bơi đến các thị trấn gần đó để mua kẹo. Từ số kẹo Thuận kiếm được, mẹ của ông bán nó cho những người khác đang sinh sống trên đảo để kiếm tiền mua bánh mỳ cho những đứa con của mình.

Dòng người tị nạn bu quanh những chiếc tàu hải quân tại Vũng Tàu (Tháng 4/1975). 

Gần 40 năm sau ngày lênh đênh trên con thuyền đau khổ đó, Phạm Thuận vẫn chưa thể quên cái cảm giác ngày mà ông quyết định rời khỏi Việt Nam. “Chỉ có 50:50 cơ hội sống sót trên những con thuyền vượt đại dương”, người hiện đang giữ vai trò giám đốc công nghệ của Uber cho biết.

Cuộc sống hồi ông ở Sài Gòn cũng không phải là những hồi ức đẹp. Ông thường phải trốn dưới gầm bàn hằng đêm, bất cứ khi nào có một cuộc không kích. Đến buổi sáng, Thuận lại cùng những đứa trẻ khác nhặt những vỏ đạn rơi rớt ngoài đường và biến thứ công cụ tội ác ấy thành đồ chơi cùng chúng bạn.

“Những điều đã trải qua giúp tôi nhận ra rằng cuộc sống chỉ là phù du. Tôi khuyên các doanh nhân trẻ nên coi những dự án startup của họ như một trải ngiệm học tập. Ngay cả khi bạn hoàn toàn thất bại với nó. Bạn đang ở trong một thế giới tự do.”, Thuận Phạm nói thêm.

Từ thuyền nhân vượt biển đến giám đốc Uber

Thuận ví chiếc thuyền tị nạn của mình giống như một lon cá mòi đóng hộp. Từng người, từng người một xếp chồng lên nhau như những lớp cá. Bạn chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ để thở giữa mỗi lớp người. Đây là nơi lúc nào cũng đầy ăm ắp thịt người, sự cùng cực, bi ai và cả những cảm giác tồi tệ nhất. Chẳng có nhà vệ sinh hay góc riêng tư nào ở đây, tất cả việc tiêu tiểu đều được thực hiện ngay tại chỗ. Nó chẳng khác nào hình ảnh về những chuyến tàu chở người Syria vượt biển đến với châu Âu mà chúng ta đang thấy.

Hình ảnh một chiếc tàu chở đày người Việt trên đường tới Hồng Kông vào tháng 6/1979.

Sau khoảng thời gian 10 tháng trú lại Indonesia, gia đình Thuận đã xin thành công trong việc xin định cư tại Mỹ. Nơi mà họ đặt chân xuống làm Maryland. Tại đây, mẹ ông làm công việc của người giữ sổ sách kế toán cho một trạm xăng. Đến buổi tối, bà lại bắt đầu với một công việc mới là đóng gói thực phẩm tại siêu thị.

Với người cha của Thuận, người lính chế độ cũ này đã chọn việc ở lại đất nước. Tại đây ông trở thành một người dân hợp pháp và mưu sinh bằng nghề giáo tại Sài Gòn.

Thuận sau đó đã được nhận vào chương trình cử nhân khoa học máy tính tại MIT vào năm 1986. Ông tốt nghiệp vào năm 1991, khi mà mạng internet chỉ mới manh nha hình thành.

Sau khi tốt nghiệp, Thuận Phạm bắt đầu những thử thách đầu tiên trong sự nghiệp của mình bằng việc vào làm tại HP Labs, Silicon Graphics, DoubleClick và kế đó là VMWare. Ông gia nhập Uber vào năm 2013, thời điểm mà Uber mới chỉ có mặt tại 60 thành phố. Giờ đây, số thành phố có sự hiện diện của Uber đã lên tới 400.

Những gì Thuận Phạm đã thấy và làm ở Uber

Trong những ngày đầu làm việc tại Uber, Thuận Phạm thấy ứng dụng này sụp đổ một cách nhiều lần chỉ vì một lỗi mã hoá của cá nhân hoặc một sự cố từ chiếc máy tính duy nhất nào đó. Tuy vậy, mọi chuyện đã không diễn ra như thế ở thời điểm này. Thuận đã tiến hành xây dựng lại kiến trúc hệ thống. Cùng với điều này, ngay cả khi một bộ phận trong đó gặp phải sự cố thì nên tảng này vẫn có thể hoạt động một cách bình thường.

“Phát triển con người thực sự sẽ đem đến sự hài lòng khi nghĩ đến kết quả. Việc phát triển những người trẻ tuổi sẽ khiến bạn có thể dẫn dắt và tác động đến hàng trăm cuộc đời. Ngay cả sau khi bạn ra đi, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng”.

Dưới sự lèo lái của Thuận Phạm trong vai trò giám đốc kỹ thuật, Uber đang xây dựng một hệ thống áy chủ riêng biệt của mình. Họ dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ thuộc bên thứ 3 như Amzon Web Services để quản lý tải.

Tại Uber, người ta làm việc với tư duy quy mô lớn. “Chúng tôi cho rằng nền tảng này phải có quy mô sử dụng ở cấp hành tinh. Nó kích thích tôi phải đem đến một nền tảng có thể mang lại bất cứ thứ gì cho bạn chỉ trong vài phút”, Thuận Phạm chia sẻ.

Khi nói về quan điểm sống của mình, Thuận Phạm từng chia sẻ rằng: “Phát triển con người thực sự sẽ đem đến sự hài lòng khi nghĩ đến kết quả. Việc phát triển những người trẻ tuổi sẽ khiến bạn có thể dẫn dắt và tác động đến hàng trăm cuộc đời. Ngay cả sau khi bạn ra đi, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng”.

 

Bikini, VietJet & câu chuyện thành công của nữ tỷ phú đô la số 1 Việt Nam

(Techz.vn) Với khối tài sản đồ sộ tại hãng hàng không VietJet, đồng thời là chủ nhân của hàng chục ha đất rộng lớn tại thành phố Hồ Chí MInh, Nguyễn Thị Phương Thảo khiến nhiều người bất ngờ khi trở thành nữ tử phú đô la số 1 Việt Nam.