Nhịp sống số

iPhone "chính hãng" không phải mã VN/A: Lỗi do ai? Người mua có bị ảnh hưởng?

iPhone

Sự việc mua iPhone chính hãng không phải mã VN/A bắt đầu nổi lên khi một người dùng mua hàng qua Lazada. Sau khi nhận hàng, mẫu iPhone 7 được đóng hộp cẩn thận có tem của FPT và tiêu chuẩn của ICT, song, bất ngờ khi tên mã của sản phẩm này là ZP/A, không phải VN/A đặc trưng thị trường Việt Nam.

Từ đó, định nghĩa về hàng chính hãng trở nên mờ mịt khiến nhiều người dùng hoang mang. Về cơ bản, chất lượng giữa các mã hàng như ZP/A hay VN/A là không có sự khác biệt. Song, tại sao rất nhiều định nghĩa về hàng chính hãng đang bị bóp méo khiến nhiều người vẫn khăng khăng: “đuôi VN/A mới là hàng chính hãng”?!

Hiện nay hàng chính hãng vẫn thu hút khi được hưởng rất nhiều quyền lợi từ Apple hay các gói dịch vụ cộng thêm từ các nhà bán lẻ như Bảo hành vàng từ FPT Shop, Bảo hành Kim Cương từ Viễn Thông A. Nhưng ngoại trừ đuôi VN/A thì các đuôi từ nước khác xuất phát từ các nhà phân phối lớn có phải hàng chính hãng? Liệu có sự mập mờ nào từ các nhà bán lẻ hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm câu giải đáp.

iPhone chính hãng tại Việt Nam do ai phân phối?

FPT Trading, Viettel, Digiworld, Nam Á và một số đơn vị khác được lựa chọn là nhà phân phối tại Việt Nam. Nhà phân phối làm nhiệm vụ nhận hàng từ Apple về Việt Nam sau đó đổ hàng cho các đơn vị bán lẻ, sau đó đến tay người dùng. Nhà phân phối không được bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng. Tuy có cùng đơn vị như FPT, song FPT trading được coi là nhà phân phối, trong khi FPT Shop là nhà bán lẻ.

Hàng chính hãng mã VN/A do Công ty TNHH Apple Việt Nam phân phối.

iPhone có rất nhiều mã khác nhau như ZP, EU, KR, J… nhưng tại Việt Nam, hàng phân phối chính hãng theo truyền thống sẽ có tên VN/A. Việc chia mã sẽ giúp Apple quản lý thị trường một cách tốt hơn cũng như sản xuất theo tiêu chuẩn của từng thị trường đó. Không có nhiều khác biệt của máy VN/A so với thị trường khác, chỉ là mới đây nhiều thông tin cho biết sự khác biệt giữa modem Qualcomm và Intel mà thôi. Điều này cũng không thực sự quan trọng về lý thuyết, nhưng trên thực tế, người dùng vẫn quan niệm sử dụng VN/A, hay chính hãng là yên tâm hơn về mặt bảo hành. 

Đối với hàng A1778-1784: TTBH iService nhận bảo hành tất cả bảng VN và quốc tế, không phân biệt hàng đó từ nhà phân phối nào (FPT, DGW hay Nam Á hay nhà bán lẻ tự nhập khẩu). Còn với hàng A1778-1784: TTBH iService nhận bảo hành tất cả bảng VN và quốc tế, không phân biệt hàng đó từ nhà phân phối nào (FPT, DGW hay Nam Á hay nhà bán lẻ tự nhập khẩu). 

Đối với các mẫu iPhone được mua trực tiếp từ Apple Store, không phải của nhà mạng unlock từ bất kỳ thị trường nào, người dùng có thể bảo hành trực tiếp tại các điểm Authorized Service ngay tại Việt Nam. Đây cũng là lý do khiến người dùng mua iPhone chính hãng không nhận được mã VN/A than trời.

iPhone chính hãng có nhiều sự xáo trộn

Hiện tại, ngoài hàng VN/A, iPhone chính hãng đang có thêm nhiều mã khác được nhập từ các thị trường ngoài và được phân phối chính thức bởi các nhà phân phối kể trên. Các mã khác cũng rất đa dạng, bao gồm ZP (Singapore, Hong Kong), mã EU (châu Âu), mã B (Anh), mã C (Canada) và thậm chí là F (Pháp). Do đâu có hiện tượng này và các nhà bán lẻ đang phải chịu những chỉ trích không hề nhỏ sau sự việc trên?

iPhone chính hãng với mã ZP/A do FPT Trading phân phối. Ảnh: Genk

Trao đổi với hai nhà bán lẻ lớn tại Thành Phố Hồ Chí Minh là Di Động Việt và tại Hà Nội là Hoàng Hà Mobile. Cả hai đều cho biết gần đây, iPhone chính hãng có tem tiêu chuẩn của ICT và nhà phân phối không hoàn toàn là hàng VN/A, ngoài ra còn có những mẫu máy khác.

“Bên mình nhập từ nhà phân phối FPT Trading vốn với tên mã VN/A, song, gần đây, tỉ lệ hàng VN/A chỉ còn 50%, còn lại là các mã đến từ thị trường khác.” Chị Thảo, đại diện Hoàng Hà Mobile trao đổi.

Chị Thảo cũng cho biết thêm các mặt hàng này đều được nhà phân phối chính thức của Apple bảo hành nên có thể hiểu là bảo hành chính hãng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc tại sao không phải là VN/A. Vấn đề nằm ở nhà phân phối, nhà bán lẻ chỉ thực hiện việc tư vấn và bán cho khách hàng.

“Gần đây, hàng chính hãng về khá nhiều mã được phân biệt rõ ràng là mã VN/A và ngoài VN/A. Bên mình cũng ghi rõ hàng VN và không phải VN trên mã với giá khác nhau. Điều này đơn giản là do hàng VN/A cung không đủ cầu. Về cơ bản, hàng ngoài mã VN/A đều có chứng từ đầy đủ, dán tem và bảo hành chính hãng.” Anh Đạt – Giám đốc hệ thống Di Động Việt cho biết.

Định nghĩa lại iPhone “chính hãng” tại Việt Nam

Từ lâu người dùng đã quen với định nghĩa iPhone chính hãng là bắt buộc phải có mã VN/A và những mã khác là hàng xách tay, không rõ nguồn gốc. Các nhà bán lẻ lớn thường chỉ bán iPhone chính hãng, không bán hàng xách tay nên khi mua sản phẩm từ đây, sẽ chỉ là hàng chính hãng.

- Hàng chính hãng là gì? (Là hàng thật, được bảo đảm do chính Apple sản xuất.

- Đạt đầy đủ các tiêu chuẩn và nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Việt Nam, có tem ICT trên bao bì.

- Đầy đủ tính pháp lý, đóng các loại thuế liên quan đầy đủ.

- Được hưởng tất cả các chính sách bảo hành của hãng Apple quy định và cộng thêm quyền lợi từ các nhà bán lẻ.)

Tóm lại: Hàng đuôi không phải VN/A nhưng thoả các dk trên vẫn là hàng chính hãng.

Song, trên thực tế lại không chính xác như vậy, đặc biệt là thời gian gần đây. Lượng iPhone cung ứng cho Việt Nam không đủ nhu cầu của người dùng nên phương án tìm kiếm iPhone từ thị trường ngoài đi kèm với những đảm bảo như hàng chính hãng là hoàn toàn hợp lý.

Anh Đạt cũng khẳng định iPhone ngoài VN/A được bảo hành như hàng chính hãng và có cam kết từ nhà phân phối vì một khi đã dán tem, họ phải đảm bảo chất lượng cho mặt hàng đó. Nói các các sản phẩm có các đuôi ngoài VN/A là hàng chính hãng là không hề sai. (do vẫn đáp ứng được các định nghĩa trên).

Quyền lợi của người tiêu dùng có sự khác biệt hay không?

Một khi đã được dán tem từ nhà phân phối chính thức của Apple, mẫu iPhone đó sẽ được áp dụng chính sách bảo hành và đổi trả sản phẩm theo đúng quy trình được nêu ra. Không có bất kỳ một sự khác biệt nào so với hàng VN/A kể cả về phần cứng cũng như phần mềm. Nếu có bất kỳ thay đổi nào, các nhà phân phối sẽ yêu cầu nhà bán lẻ truyền đạt thông tin tới người mua hàng.

Như vậy, quyền lợi của người dùng được đảm bảo cho dù sử dụng hàng VN/A hay bất kỳ một mặt hàng khác, có chăng chỉ là tiêu chuẩn sạc khác nhau mà thôi. Về phía người dùng, khi mua hàng, họ có thể yêu cầu chọn VN/A thay vì mã khác để yên tâm sử dụng, song, càng về sau, mua được hàng VN/A sẽ khó khăn hơn. Đồng, thời, các mã ngoài VN/A sẽ được điều chỉnh xuống, rẻ hơn một chút.

Thay cho lời kết

Việc mua phải một chiếc iPhone chính hãng ngoài mã VN/A thực sự không là vấn đề quá lớn ở thời điểm hiện tại. Tên mã chỉ giúp chúng ta phân biệt được sản phẩm đó được Apple sản xuất ra dành cho Quốc gia nào mà thôi. Dù là mã VN, EU hay bất kỳ mã hàng nào khác nhưng khi được nhà phân phối tại Việt Nam dán tem xác nhận hàng chính hãng thì tất cả đều được hưởng chế độ bảo hành và đổi trả sản phẩm là như nhau.

Ngoài ra, với sự đa dạng về mã hàng như đã trình bày ở trên, người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều lựa chọn về giá khi mua iPhone chính hãng, không nhất thiết phải tìm mua iPhone mã VN/A khi giá bán "mã hàng" này thường cao hơn các mã Quốc gia khác. Ở thời điểm hiện tại, các mẫu iPhone chính hãng tại Việt Nam chỉ khác nhau về mã hàng, còn chế độ bảo hành, hậu mãi, đổi trả sản phẩm đều giống nhau (100%).

Chắc hẳn sau khi đọc bài báo này, các bạn cũng sẽ không còn “lăn tăn” khi chỉ vì một vài mã ký kiệu để phân vân khi chọn cho mình một sản phẩm chất lượng từ các hệ thống bán lẻ uy tín. 

Là một người tiêu dùng thông minh, câu trả lời thuộc về các bạn!

 

Dùng iPhone Refubished trả bảo hành 1 đổi 1: Appe đúng hay sai?

(Techz.vn) iPhone refubished có thực sự tốt như Apple bảo đảm? Chính sách 1 đổi 1 trong vòng 1 năm đối với các sản phẩm của Apple được đánh giá khá cao. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa cảm thấy hài lòng với chính sách này.