Nhịp sống số

Sắp có pin từ...nước tiểu, giá rẻ, hiệu suất cao

Sắp có pin từ...nước tiểu, giá rẻ, hiệu suất cao

Pin dùng năng lượng mặt trời thường cho chi phí thấp, hiệu suất cao nhưng chỉ hoạt động vào ban ngày, không thể duy trì tốt vào ban đêm. Giáo sư Hongjie Dai đến từ trường Đại học Stanford và Tiến sĩ Michael Angell đã công bố loại pin mới theo công nghệ nhôm – ion, than chì và chất điện phân làm bằng urê vốn thường tìm thấy trong các loại phân bón, nước tiểu. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều cho chi phí sản xuất pin.

Ảnh minh họa

Trong năm 2015, phòng thí nghiệm của Giáo sư Hongjie Dai đã thực hiện thành công loại pin sạc bằng nhôm đầu tiên cho hiệu suất cao, bền và rẻ. So với pin model 2015, phiên bản mới nhất bao gồm chất điện phân urê với giá thành rẻ hơn khoảng 100 lần, hiệu năng cao hơn và thời gian sạc 45 phút. Đây là lần đầu tiên, chất urê là nguyên liệu được sử dụng trong pin.

Nhìn chung, khi sản xuất hàng loạt với quy mô lớn, tổng chi phí cho pin sẽ rất thấp. Bởi vì, dòng pin trên được cấu tạo bằng nhôm, than chì và đặc biệt urê nên tất cả vật liệu này đều khá rẻ.

Tham khảo: Stanford

 

Cách đây đúng 18 năm, BlackBerry ra mắt điện thoại đầu tiên, chạy bằng pin AA

(Techz.vn) Đúng 18 năm trước, BlackBerry ra chiếc điện thoại đầu tiên của mình với tên mã HandHeld hay còn được gọi với cái tên thân thuộc BlackBerry 850.