Doanh nghiệp

Nữ tỷ phú số 1 Việt Nam giàu lên nhanh chóng nhờ bán... máy bay

Nữ tỷ phú số 1 Việt Nam giàu lên nhanh chóng nhờ bán... máy bay

Trong khoảng vài năm trở lại đây, hãng hàng không Vietjet đã gây bất ngờ cho nhiều người khi liên tiếp ký những bản hợp đồng mua máy bay khổng lồ trị giá hàng tỷ USD. Cụ thể hơn, hãng hàng không giá rẻ này đã ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing trị giá 11,3 tỷ USD vào dịp Tổng thống Mỹ - Barrack Obama sang thăm Việt Nam hồi tháng 5/2016. Trước đó, Vietjet cũng gây sốc khi ký một hợp đồng mua và thuê 100 máy bay Airbus trị giá 9,1 tỷ USD hồi năm 2013.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, nữ tỷ phú 45 tuổi - người đứng đầu hãng hàng không Vietjet.

Điều mà dư luận cảm thấy khó hiểu là vì sao Vietjet lại quyết định mua một lượng máy bay khổng lồ như vậy. Tất nhiên đi cùng với nó là những rủi ro rất lớn về mặt tài chính. Sau khi Vietjet công bố doanh thu năm vừa qua, cuối cùng thì những thắc mắc của dư luận cũng đã có lời giải đáp.

“Tôi chưa bao giờ ngồi xuống và tính toán lại số tài sản của tôi. Tôi chi tập trung vào việc làm thế nào để thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty, làm thế nào để tăng lương bình quân cho nhân viên của của tôi, và làm thế nào để lãnh đạo VietJet dành được nhiều thị phần hơn và biến nó trở thành hãng hàng không số một.” Nguyễn Thị Phương Thảo - Người đàn bà quyền lực của Vietjet.

Theo đó năm 2015, Vietjet công bố doanh thu hợp nhất đạt 19.845 tỷ đồng, tăng trưởng 128% và lãi ròng 1.171 tỷ đồng, tăng 225% so với năm 2014. Sang nửa đầu năm 2016, doanh thu của Vietjet tiếp tục tăng trưởng 41% lên 12.557 tỷ và lợi nhuận tăng 66% lên 1.238 tỷ đồng.

Có một điều đáng chú ý là khác với các hãng hàng không thông thường vốn có doanh thu chủ yếu từ vận tải hành khách, doanh thu của Vietjet Air lại đến từ một nguồn khá kỳ lạ. 44,2% tổng số doanh thu trong năm 2015 của Vietjet thu được là nhờ hoạt động bán máy bay. Con số này thậm chí còn lớn hơn tỷ lệ 43% của vận chuyển hành khách. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, Vietjet kiếm tiền từ bán máy bay nhiều hơn cả bán vé máy bay.

Sở dĩ có mức doanh thu cao như vậy đến từ hoạt động bán máy bay bởi Vietjet áp dụng một chiến lược kinh doanh khá đặc biệt. Hãng hàng không này mua các máy bay mới rồi bán lại nó cho các công ty chuyên cho thuê máy bay. Trong nhiều trường hợp, Vietjet thuê ngay chính những máy bay này để khai thác ngay sau khi bán nó.

Việc ký các hợp đồng lớn với những công ty sản xuất máy bay như Airbus hay Boeing giúp Vietjet được hưởng nhiều thuận lợi về giá cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Và khi xé lẻ số máy bay này ra, Vietjet thậm chí còn lời nếu bán lẻ chúng ra thị trường. Hoạt động mua đi bán lại của Vietjet không chỉ giúp tạo ra doanh thu mà còn giúp doanh nghiệp này tiết kiệm đáng kể các chi phí về mặt tài chính và vận hành.

Chính cách làm khá sáng tạo và nhạy bén đã giúp cho doanh nghiệp của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đem về một lượng doanh thu đáng kể. Tuy vậy, nếu loại trừ phần thu nhập từ việc bán máy bay, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này vẫn đạt số tiền lên tới 650 tỷ đồng năm 2015 và 732 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016. 

 

Bikini, VietJet & câu chuyện thành công của nữ tỷ phú đô la số 1 Việt Nam

(Techz.vn) Với khối tài sản đồ sộ tại hãng hàng không VietJet, đồng thời là chủ nhân của hàng chục ha đất rộng lớn tại thành phố Hồ Chí MInh, Nguyễn Thị Phương Thảo khiến nhiều người bất ngờ khi trở thành nữ tử phú đô la số 1 Việt Nam.