Doanh nghiệp

Nổi nhất miền Tây: Mẹ 245 tỷ tiền về, con gái tiểu thư giàu nhất Việt Nam

Nổi nhất miền Tây: Mẹ 245 tỷ tiền về, con gái tiểu thư giàu nhất Việt Nam

Theo tin từ Sở GDCK Hà Nội, 2 con gái của ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) và bà Chu Thị Bình, thành viên HĐQT, vừa chi khoảng 400 tỷ đồng để mua hơn 9 triệu cổ phiếu MPC và lọt top thiểu tư giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK).

Theo đó, bà Lê Thị Minh Ngọc và bà Lê Thị Minh Quý đã mua vào mỗi người hơn 4,61 triệu cổ phiếu MPC tương ứng 3,33% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Thủy sản Minh Phú.

Ước tính, với giá hiện nay, số cổ phiếu nói trên trị giá khoảng 400 tỷ đồng.

Trước giao dịch này, cả hai con gái ông Lê Minh Quang đều không sở hữu cổ phiếu MPC nào.

Một cô con gái khác của vợ chồng vua tôm Minh Phú là bà Lê Thị Minh Dịu, Phó Tổng giám đốc MPC, cũng đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu MPC trong dịp vừa qua, nhưng chỉ mua được 104.800 cổ phiếu do diễn biến giá không được như kỳ vọng.

Sau giao dịch, bà Dịu Minh sở hữu lượng cổ phần 6,5 triệu cp, tỷ lệ 4,69% vốn.

Hiện tại, ông Quang nắm giữ 23,14% vốn và bà Chu Thị Bình sở hữu 25,31% vốn MPC. Tổng sở hữu của 5 người trong gia đình ông Quang nắm giữ 82,8 triệu cổ phiếu MPC, tương đương quyền chi phối 59,8% vốn MPC. 

Cổ phiếu MPC vài ngày qua tăng mạnh, lên mức 45.000 đồng/cp so với mức 25.000 đồng/cp hồi cuối 2017. MPC gần đây tăng nhanh nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng, lợi nhuận 6 tháng 2018 tăng vọt gấp 2 lần lên hơn 300 tỷ đồng.

Bà Chu Thị Bình từng được biết đến là nữ đại gia giàu nhất ngành thủy sản trong vài năm trước. Nhưng từ sau khi cổ phiếu MPC hủy niêm yết trên sàn HOSE với mục đích tìm kiếm cổ đông chiến lược ngoại thì thứ hạng của bà Bình tụt giảm. Giá cổ phiếu cũng giảm nhanh.

MPC chưa tìm được nhà đầu tư chiến lược ngoại và quay trở lại TTCK tập trung sau khi quy định mới cho phép doanh nghiệp niêm yết nới room ngoại lên 100%.

Lê Thị Dịu Minh (1986), con gái bà Bình, cũng từng là tiểu thư trẻ và giàu nhất trên sàn chứng khoán.

Gần đây, bà Chu Thị Bình được nhiều người biết đến qua vụ thụt két tại Eximbank rùm beng ngành ngân hàng. Cựu Phó giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank chi nhánh TP.HCM Lê Nguyễn Hưng chiếm đoạt 245 tỷ đồng trong 11 tài khoản tiết kiệm của bà Chu Thị Bình đang gửi tại Eximbank chi nhánh TP.HCM.

Lê Minh Hưng đã bỏ trốn và Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định truy nã. Tuy nhiên, bà Chu Thị Bình đã được Eximbank đã tạm ứng đủ 245 tỷ đồng tiền gốc (qua 2 đợt, gần nhất là hôm 26/6) trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa Eximbank và khách hàng là bà Chu Thị Bình.

MPC gần đây ghi nhận lợi nhuận tăng tích cực trở lại nhưng tham vọng giành 25% thị phần thế giới về tôm của ông Lê Văn Quang đang đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có hàng rào thuế quan và kỹ thuật mà Mỹ đang áp dụng.

Thủy sản MPC nói riêng và cả Việt Nam nói chung có 3 thị trường lớn là Mỹ, Nhật và EU. Thị trường Mỹ đang có dấu hiệu sụt giảm, do tác động của đạo luật Farm Bill về an toàn thực phẩm thực có hiệu lực từ đầu tháng 7/2017.

Đạo luật này đưa ra các yêu cầu khắt khe như kiểm soát 100% lượng hàng, hệ thống kiểm soát ATTP của các nước xuất khẩu phải tương đồng với hệ thống tại Mỹ cũng như nhiều quy định về nhãn mác...

Thuế chống bán phá giá và thuế áp riêng lẻ tại Mỹ đang tăng lên, tác động tới nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Một số doanh nghiệp thủy sản đang mở rộng thêm thị trường Trung Quốc để bù đắp sụt giảm.

Cuộc chiến thương mại trên thế giới đang ảnh hưởng tới nhiều nước, nhưng tác động chưa nhiều tới Việt Nam. Với nền tảng kinh tế vĩ mô khá vững chắc, các thị trường Việt Nam đang ổn định, thậm chí tăng trưởng tích cực.

Một số CTCK dự báo nhiều hàng loạt ngành kinh doanh tại Việt Nam hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, như lắp ráp đồ điện tử, hàng may mặc, da giày, thủy sản, sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ gỗ nội thất...

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực chốt lời vẫn đang diễn ra nhưng cầu bắt đáy tăng mạnh với nhiều cổ phiếu thuộc nhóm được dự báo hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại như: dệt may, thủy sản, cảng biển. Một số cổ phiếu tăng trần như TNG, VSC...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xây dựng cũng tăng trở lại nhờ những dự báo không bi quan về tác động của cuộc chiến Trung Mỹ.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có cái nhìn thận trọng hơn.

BSC cho rằng, VN-Index được dự báo tiếp tục có diễn biến đi ngang trong biên độ hẹp trong những phiên kế tiếp.

Trong khi đó, trong một báo cáo mới được công bố, CTCK HSC cho rằng thời gian gần đây, nhà đầu tư nước ngoài có vẻ đã nhận ra sự khác biệt rõ ràng giữa nền kinh tế Việt Nam và các nền kinh tế châu Á và mới nổi khác.

Đánh giá về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, HSC cho rằng trong những tuần gần đây, tâm lý nhà đầu tư trước ảnh hưởng của việc áp thuế lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc đối với triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có sự thay đổi. Thay vì lo ngại về khả năng tăng trưởng chậm lại của hoạt động thương mại trong ngắn trung hạn thì nhà đầu tư đã tỏ ra lạc quan về khả năng chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam trong trung dài hạn sẽ diễn ra nhanh hơn.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/9, VN-index tăng 5,88 điểm lên 993,49 điểm; HNX-Index tăng 0,84 điểm lên 113,6 điểm. Upcom-Index tăng 0,16 điểm lên 51,98 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 270 triệu đơn vị, trị giá 5,6 ngàn tỷ đồng.

Theo: Vietnamnet 

 

Bị bố mẹ mắng "học ngân hàng mà đi bán trà sữa", sinh viên được Shark Dzung nhắn nhủ: Hãy làm CEO cuộc đời mình, chạy theo đam mê chứ đừng sống vì bố mẹ!

(Techz.vn) Trượt khoa Marketing của ĐH Kinh tế Quốc dân, Ngọc theo học ngành ngân hàng vì "mọi người bảo có người nhà xin việc". Không hứng thú với ngành học này, bạn trẻ nung nấu mong muốn startup một quán trà sữa nhưng bị bố mẹ phản đối vì "bao nhiêu năm học ngân hàng mà giờ lại ra mở quán"…