Doanh nghiệp

Những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam, họ là những ai?

Những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam, họ là những ai?

Tính đến thời điểm hiện tại, Xếp đầu danh sách là CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo đang nắm trong tay khối tài sản tính theo giá trị cổ phiếu VJC là 12.942,59 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là khối tài sản “nổi” do bà Thảo trực tiếp và gián tiếp nắm giữ cổ phiếu VJC chứ chưa kể việc người phụ nữ này còn là phó chủ tịch HĐQT HDBank, Chủ tịch HĐQT Sovico... Những doanh nghiệp này hiện giữ một lượng cổ phiếu VJC nhất định như: HDBank (giữ 4,5% cổ phiếu VJC); Sovico (4,9%) nên lượng tài sản của bà Thảo cũng không chỉ dừng lại ở con số gần 13 nghìn tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là tiến sỹ học viện Mendeleev nghành điều khiển học kinh tế, Cử nhân Tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Matcova, Cư nhân nghành Quản lý kinh tế lao động trường Kinh tế quốc dân Matcova, Ủy viên sáng lập Viện Hàn lâm Nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga.

Mới đây, bà Thảo đã tiếp tục lọt vào danh sách 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017 cho tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn.

Xếp vị trí thứ 2 và 3 trong danh sách là 2 nữ tướng của Vingroup, bà Phạm Thu Hương và bà Phạm Thúy Hằng. Bà Hương có tổng tài sản 4.724 tỷ đồng, còn em gái bà là Phạm Thúy Hằng có tài sản là 3.155 tỷ đồng.

Bà Phạm Thu Hương sinh ngày 14/6/1969 tại Hà Nội. Là cựu sinh viên học tại Nga, một trong những cổ đông sáng lập tập đoàn Technocom, bà Phạm Thu Hương đồng thời cũng là vợ của tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam – ông Phạm Nhật Vượng. Tính đến thời điểm hiện tại, bà Hương nắm giữ tổng số tài sản hơn 5.555 tỷ đồng. Và hiện bà Phạm Thu Hương là Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup.

Em bà là Phạm Thúy Hằng (em vợ ông Phạm Nhật Vượng) sinh ngày 10/09/1974 tại Hà Nội. Tính đến thời điểm hiện tại, bà Hằng nắm giữ tổng tài sản lên tới hơn 3.710 tỷ đồng. Bà Hằng hiện cũng là Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup.

Xếp vị trí thứ 4 trong danh sách là bà Lê Thị Ngọc Diệp  (vợ ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC - người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016). Bà Diệp hiện nắm giữ tổng số tài sản hơn 3.084 tỷ đồng.

Xếp thứ 5 trong danh sách là bà Trương Thị Lệ Khanh. Bà Khanh hiện đang nắm giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thủy sản.

Bà Lệ Khanh sinh năm 1961, quê tại An Giang. Bà tốt nghiệp ngành Cử nhân Kinh tế - Đại học Tài chính kinh tế TP.HCM.  Tính đến thời điểm hiện tại, khối tài sản của bà Khanh nắm giữ hơn 2.369 tỷ đồng.

Xếp thứ 6 trong danh sách là bà Vũ Thị Hiền với tổng số tài sản hơn 2.189 tỷ đồng. Dù nắm trong tay khối tài sản nghìn tỷ, nhưng những thông tin về bà Hiền rất ít xuất hiện, ngoài thông tin là vợ của một “đại gia” khác trên sàn chứng khoán là ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát.

Xếp thứ 7 trong danh sách là bà Nguyễn Hoàng Yến với tổng số tài sản hơn 1.175 tỷ đồng. Bà sinh ngày 30/07/1963 nguyên quán ở Hà Nam, nhưng sinh ra ở Hà Nội và thường trú tại TP. HCM. Trước khi bước vào lĩnh vực kinh doanh, bà từng tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, chuyên ngành tiếng Nga và từng có 3 năm làm Giáo viên trường Cao đẳng Kiểm sát (1987-1990). Bà là vợ ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan. Bà Yến cũng đang giữ chức Phó tổng giám đốc, Thành viên HĐQT CTCP Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer.

Xếp vị trí thứ 8 trong danh sách là bà Cao Thị Ngọc Dung với tổng số tài sản hơn 765 tỷ đồng. Bà sinh ngày 08/10/1957 tại Quảng Ngãi, là cử nhân Kinh tế thương nghiệp – Đại học Kinh tế TPHCM. Hiện bà Dung là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Chồng bà Dung là ông Trần Phương Bình - cựu CEO Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) mới bị bắt hồi cuối năm 2016 do vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động tiền tệ ngân hàng.

Xếp thứ 9 trong danh sách là bà Lê Thị Thúy Hải  (vợ ông Đặng Quốc Dũng - Ủy viên HĐQT CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong). Tổng số tài sản bà Hải nắm giữ tính đến thời điểm hiện tại  hơn 680 tỷ đồng.

Xếp vị trí cuối cùng trong danh sách 10 phụ nữ giàu nhất Việt Nam là bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) với tổng số tài sản là hơn 559 tỷ đồng. Năm 2014, bà Nguyễn Thị Mai Thanh cũng được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á..

Biểu đồ so sánh tài sản của top 10 phụ nữ giàu nhất Việt Nam

 

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3)

(Techz.vn) Tại sao ngày 8/3 hàng năm phụ nữ trên toàn thế giới lại được cả nhân loại tôn vinh. Hãy tìm hiểu lịch sử và ý nghĩa của ngày này nhé!