Khoa học & Đời sống

Lý giải khoa học về vật thể lạ rơi xuống miền Bắc Việt Nam

Lý giải khoa học về vật thể lạ rơi xuống miền Bắc Việt Nam

Những ngày qua cộng đồng mạng đã chia sẻ rất nhiều thông tin và hình ảnh về một vài vật thể lạ được phát hiện tại Tuyên Quang và Yên Bái. Đây đều là những vật thể có kích cỡ lớn với trọng lượng khoảng 20kg. Những vật thể này rơi xuống một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ngày 2/1 vừa qua và gây ra khá nhiều hoang mang cho dư luận.

Tuy vậy, rất có thể vật thể kỳ lạ này chính là những trái cầu không gian (Space Balls). Chúng được biết đến như một phần của hệ thống động cơ đẩy tàu vũ trụ. Space Balls có nhiều dạng, nhưng thường có mặt cầu. Loại tên lửa phổ biến có sử dụng Space Balls là Delta Rocket. Đây cũng là loại tên lửa thường xuyên được sử dụng trong khoa học vũ trụ.

Hai trong số những vật thể lạ rơi xuống Việt Nam vào ngày 2/1/2016.

Space Balls và những phần khác của vệ tinh hoặc tàu vụ trũ sau khi tách ra sẽ trở thành rác thải không gian. Đa phần lượng rác thải vũ trụ này sẽ ở trạng thái lơ lửng trong không gian. Tuy nhiên, cũng có một lượng không nhỏ rơi trở lại bề mặt trái đất.

Phần lớn những vật thể bị hút bởi lực hút của trái đất sẽ cháy thành than do nhiệt sinh ra bởi lực ma sát khi vay qua tầng khí quyển. Đây cũng là lớp áo bảo vệ chính cho Trái Đất khỏi bị ảnh hưởng bởi những mảnh thiên thạch ngoài không gian. Với những vật thể có độ bền cao hoặc kích thước quá lớn, chúng sẽ không bị đốt cháy hết mà rơi xuống bề mặt của Trái Đất.

Theo một nguồn tinh không chính thức, rất có thể những vật thể lạ hình cầu được phát hiện ở phía Bắc Việt Nam là bình nhiên liệu của tên lửa đẩy Zenit-2SB, dùng để phóng vệ tinh khí tượng Elektro-L2 lên quỹ đạo. Elektro-L2 là vệ tinh được chế tạo bởi Nga và Ukraine. Nó được phóng lên quỹ đạo lúc 13h45 ngày 11/12/2015 từ sân bay vũ trụ Baikonur (Liên bang Nga).

Mô hình một vệ tinh với phần tên lửa đẩy có chứa những trái cầu không gian (Space Balls).

Những trái cầu tìm thấy ở Việt Nam rất có thể thuộc tầng thứ 2 của tên lửa đẩy dùng cho vệ tinh này. Bộ phận này giúp đưa Elektro-L2 lên quỹ đạo tạm thời trước khi tách ra và rơi trở lại mặt đất.

Theo như tính toán, ngày 2/1/2016 là thời điểm mà tầng thứ 2 của tên lửa đẩy tiếp xúc trở lại với bầu khí quyển và bắt đầu rơi xuống Trái Đất. Điểm rơi được xác định tại khu vực gần tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy nhiên rất có thể do tác động của nhiều yếu tố khác, vị trí va chạm với Trái Đất của phần tên lửa đẩy này đã có sự sai lệch và rơi thẳng xuống Việt Nam.

Một trái cầu không gian (Space Balls) được tìm thấy tại New Zealand vào năm 2013.

Điều này cũng có thể lý giải cho việc người dân tại quốc gia láng giềng Thái Lan (nằm giữa Việt Nam và Ấn Độ) ghi nhận sự xuất hiện của một vài vệt sáng trên bầu trời tại cùng thời điểm đó.

Vệt sáng lạ trên bầu trời Thái Lan cùng ngày với thời điểm các mảnh vỡ rơi xuống miền Bắc Việt Nam. (Ảnh: Bangkok Post.

Khi lực tác động lên khoang tên lửa này đạt đến mức cực đại, một vụ nổ tiếp đó đã xảy ra và xé toang khoang tên lửa này thành nhiều phần. Những mảnh vỡ này sau đó rơi xuống một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Với việc xuất hiện những dòng chữ được cho là tiếng Nga trên những quả cầu tìm thấy tại Việt Nam, giả thiết này khá hợp lý trong việc lý giải nguồn gốc của những "trái cầu lạ".

 

Việt Nam chuẩn bị đón mưa sao băng lớn nhất trong năm

(Techz.vn) Theo các nhà khoa học, sự kiện thiên văn kỳ thú này có thể theo dõi từ nhiều nơi ở tại Việt Nam. Số lượng vệt sao băng của năm nay khá lớn và thuận lợi cho việc quan sát, nghên cứu.