Nhịp sống số

Liệu thế hệ tên lửa mới của NASA có khả thi?

Liệu thế hệ tên lửa mới của NASA có khả thi?

Mới đây những tín đồ đam mê vũ trụ một lần nữa hồi hộp khi NASA tiết lộ kế hoạch chế tạo thế hệ tên lửa hạng nặng tiếp theo.

Đối với những người hay theo dõi tin tức về tàu vũ trụ, về không gian, tên lửa, chúng ta không thể không nhắc đến tên lửa Saturn V. Để nói thêm về khả năng của động cơ tên lửa này, trong quá khứ, Saturn V đã sản sinh 3,4 tỉ kg áp lực, có thể chở 120 tấn trọng tải, đưa 24 phi hành gia lên mặt trăng và xây dựng nên trạm vũ trụ đầu tiên của Mỹ trong quỹ đạo. Sau đó, tiếc thay, vào năm 1973, Saturn V đã mãi mãi bị loại bỏ.
Tuy nhiên, mới đây những tín đồ đam mê vũ trụ một lần nữa hồi hộp khi NASA tiết lộ kế hoạch chế tạo thế hệ tên lửa hạng nặng tiếp theo. Thế hệ tên lửa mới này được phát triển cho những chuyến du hành sâu trong vũ trụ giống như Saturn V, có trọng tải hàng trăm tấn, với thiết kế na ná như tiền nhiệm Saturn V. Giám đốc NASA - cựu phi hành gia Charles Bolden cho biết “Tổng thống Barack Obama đã từng đặt ra thách thức cho NASA thực hiện những hành động táo bạo và ước mơ lớn, và đó chính là điều mà chúng tôi đang cố gắng làm. Ở thời của tôi, chỉ dám ước mơ được bay bằng tàu con thoi, nhưng trong tương lai, những nhà thám hiểm sẽ có ước mơ một ngày được bước chân lên sao Hỏa.”
 

 
Qua đó, ta có thể thấy được tham vọng của NASA cũng như người dân Mỹ trong việc phát triển thế hệ tên lửa mới. Mặc dù rất háo hức với tin tức nóng sốt này, cũng có những lo ngại thực tế xung quanh NASA rằng có thể ước mơ này khó thành sự thực. Kế hoạch chế tạo tên lửa là một kế hoạch đúng đắn, nhưng nếu nhìn vào những thập kỷ gần đây, viễn cảnh được ngắm nhìn tên lửa thế hệ mới phóng lên bầu trời vẫn còn rất xa vời.
Hệ thống phóng tàu vũ trụ mới, được biết với tên gọi SLS, có một quá khứ khá phức tạp. Vào năm 2004, chính quyền dưới thời Bush đã chỉ thị cho NASA chế tạo tàu vũ trụ có thể đưa người Mỹ bay lên mặt trăng một lần nữa và đặt chân lên sao Hỏa, với dự kiến năm 2020 họ sẽ đặt chân lên mặt trăng. Cơ quan này vui vẻ chấp nhận thử thách và bắt đầu lên ý tưởng xây dựng một phương tiện mới – với cái tên Orion, một dạng của tàu Apollo – và một đôi tên lửa.
Tên lửa Ares I, tên lửa nhỏ hơn, có thể đưa những phi hành gia ra ngoài quỹ đạo thấp của trái đất; tên lửa to hơn, Ares V, có thể đưa con người đi xa hơn. Thiết kế ban đầu của 2 tên lửa này khá ưu việt: là sự tập hợp của những động cơ đã hoạt động tốt trong những nhiệm vụ trước, nhưng được cải tiến và nâng cấp. Những máy móc này bao gồm động cơ chính và động cơ đẩy của tàu vũ trụ cùng với một phiên bản mới của động cơ tầng trên của Saturn V, với tên gọi J-2X. Tất cả những thiết bị này đều có lịch sử hoạt động đáng nể, ngoại trừ rủi ro trong sự cố tàu vũ trụ Challenger mà sau đó đã được làm rõ.
Sau đó, với sự chậm chễ trong việc nâng cấp máy móc so với kế hoạch và nền kinh tế sụt giảm, chính phủ của Obama đã loại bỏ kế hoạch này của Bush, chuyển giao kế hoạch thám hiểm quỹ đạo thấp của trái đất cho địa hạt tư nhân, thêm vào đó cũng trì hoãn sự phát triển của động cơ siêu lực cho tới 5 năm sau. Tuy nhiên, Hội nghị – đặc biệt là những nhà lập pháp đến từ Texas và Florida – đã phản đối, buộc chính phủ phải đồng ý tái hoạt động một phần dự án bao gồm xây dựng cần trục hạng nặng và đầu khí. Đây được coi như một tin vui đối với những tín đồ đam mê vũ trụ, và kế hoạch SLS càng khiến họ hồ hởi bấy nhiêu. Mặt khác, do phát ngôn của NASA và phát ngôn tại Washington đã phóng đại nhiều điều về thiết kế của tên lửa thế hệ mới, thông báo về kế hoạch SLS đã bị kém tin cậy phần nào.
Để lập luận thêm về vấn đề này, trước hết hãy theo dõi những ý kiến trái chiều xung quanh nó. John Holdren, một nhà tư vấn về khoa học và công nghệ cho biết “Được hỗ trợ bỏi một cơ cấu cần trục hạng nặng mạnh mẽ thế hệ mới, NASA có thể tiến tới chế tạo tên lửa này. Các bạn thấy đấy, tôi đang rất hào hứng về hướng đi mới của NASA”. Nếu như NASA hoàn thành tốt dự án, tương lai cũng như hướng đi mới này của họ sẽ khiến dân chúng đón nhận.
“Đây là một trong vài biến thể của Ares V mà chúng tôi đã nghiên cứu.” cựu giám đốc NASA Michael Griffin – người nắm giữ trọng trách dưới thời Bush – cho biết. Tuy nhiên, nếu thiết kế trước đây đã nghiên cứu là một thiết kế tốt, thực sự là như vậy, tại sao họ không tái sử dụng? Đây chính là điểm bất nhất đầu tiên trong thông báo.
Bên cạnh đó, trước đây, với sự tắc trách của các cơ quan đã làm ảnh hưởng tới chính quyền, và dưới một khía cạnh nhỏ hơn, ảnh hưởng tới cơ quan hàng không vũ trụ từ cuối kế hoạch Apollo. Từ đó tới nay, chương trình thám hiểm mặt trăng đã kéo dài tới 4 nhiệm kỳ tổng thống và 7 kỳ quốc hội, vẫn chỉ xoay quanh những tranh chấp về vấn đề kinh phí và mục tiêu lâu dài, họ vẫn chưa thực hiện được kế hoạch này. Hàng chục năm kể từ đó, liên tục những dự án khơi ra rồi bị dập tắt đã làm lãng phí nhiều quỹ công cộng và lòng kiên nhẫn của dân chúng. Tàu vũ trụ chỉ được thiết kế một phần, được xây dựng một phần, hàng tỷ USD đã chi ra, chính phủ chỉ đưa ra những thông báo rỗng tuếch, các đội liên quan được thay đổi, kết quả là kế hoạch đã bị xóa bỏ.
Chính sự tắc trách này làm ảnh hưởng tới chính sách về thám hiểm không gian trong suốt các thời Tổng thống từ Nixon cho tới Obama. Ngoài ra, Nhà Trắng đương thời đã có một quyết định kỳ lạ, sẽ bán vé đi thám hiểm vũ trụ trong một kỷ nguyên kinh tế đang khó khăn và chiến tranh đang xảy ra. Về SLS, Bolden hứa hẹn: “Hệ thống phóng tên lửa thế hệ mới sẽ sinh ra những nghề nghiệp thu nhập cao cho dân Mỹ.” Có thể là như vậy, nhưng số tiền chi trả cho những công nhân này và việc xây dựng động cơ đẩy là rất lớn – lên tới 18 tỷ USD trong 6 năm tới. Tuy nhiên, NASA tin rằng họ sẽ giải quyết được vấn đề này.
“Chi phí đã nằm trong vòng kiểm soát,” William Gerstenmaier, phó giám đốc NASA về lĩnh vực thám hiểm không gian cho biết. “Chúng tôi đã bàn luận thấu đáo để chắc chắn rằng có thể chi trả được một khoản thay đổi nhỏ trong chi phí từng năm. Các cấu trúc cũng như thiết kế sẽ có ít sơ suất kỹ thuật và rủi ro nhất có thể.”
Ngay cả nếu điều này là sự thực, trong trường hợp tốt nhất, hệ thống SLS mới sẽ không khởi động được trước 2017 mà có thể chỉ là một phiên bản nhỏ hơn với trọng tải 70 tấn. Mặc dù vậy, chiếc tàu này cũng đủ sức đưa một phi hành đoàn đi thám hiểm mặt trăng vào năm 2021. Phiên bản trọng tải lớn với J-2X sẽ không thể ra mắt trước 2025, vì NASA không tăng cũng như không giảm kinh phí. Liệu dự án này sẽ sống sót sau ngần ấy năm?
Trong một cuộc phỏng vấn về thế hệ tên lửa mới với New York Times, tư vấn viên cơ quan hàng không James Muncy đã lạnh lùng tiên đoán: “Đương nhiên sẽ có cắt giảm chi phí, kế hoạch sẽ bị kéo dài. Đương nhiên sẽ có vấn đề xảy ra và kế hoạch sẽ bị hủy bỏ.” NASA không mảy may để ý đến chuyện đó. Trái lại, họ vẫn khẳng định sẽ cố gắng hết sức có thể.
Hiện tại, những người đam mê khoa học vẫn có thể mơ ước vào một tương lai sáng lạn. Mặt khác, ta có thể thấy, NASA của thế kỷ 21 không hoàn toàn tạo ra những công trình hoạt động trơn tru, nhưng họ rất tốt trong khả năng minh họa thiết bị sẽ vận hành tốt như thế nào, giống như video về SLS của NASA dưới đây. Nếu những quan chức trong ngành có thể chú tâm làm việc, những gì chúng ta thấy trong clip thực sự rất hứa hẹn. Trái lại, nếu NASA không thể làm được điều này, đây sẽ lại là một dự án tiếp theo bị hủy bỏ, họ sẽ lại đi vào con đường mòn của chính mình.