Khoa học & Đời sống

Tại sao lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được phát hiện nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn?

Tại sao lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được phát hiện nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn?

Tần Thủy Hoàng (tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN – 10 tháng 8, 210 TCN), tên thật là Doanh, còn có tên khác là Triệu Chính, là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49. Ngay khi lên ngôi nước Tần, ông đã lập tức ra lệnh xây dựng lăng mộ cho mình nằm ở huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây. Nhưng chỉ đến năm 221 sau CN, khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc thành công thì việc xây dựng mới được tập trung toàn lực. Hơn 700.000 nhân công trên khắp cả nước làm việc trong suốt hơn 38 năm mới hoàn thành, chỉ một vài năm sau khi ông qua đời.

Theo ghi chép trong cuốn Thái sử công thư của Tư Mã Thiên, một nhà sử học thời Hán, lăng mộ Tần Thủy Hoàng chứa mọi thứ một vị hoàng đế cần cho "cuộc sống" sau khi chết như "các cung điện đền đài cho một trăm quan lại"; vô vàn các đồ tạo tác, châu báu quý hiếm; các đội quân, cung nữ, thái giám được đúc tượng đất sét.

Vì tin rằng thủy ngân giúp con người trường sinh, nên mộ của Tần Thủy Hoàng được bao quanh bởi những dòng sông thủy ngân lỏng. Nhằm bảo vệ lăng mộ, bên trong có các cơ quan và hệ thống bẫy có thể bắn tên vào bất cứ ai dám xâm phạm nơi yên nghỉ của ông. Điều này có thể khá tương đồng với những lăng mộ cổ của các Pharaoh của Ai Cập cổ đại. Ngoài ra, để tranh tai mắt bên ngoài, toàn bộ lăng mộ được phủ kín bởi cây cối nhìn trông giống một ngọn đồi.

Năm 1974, một phần hầm mộ được khai quật. Đầu tiên là đường hầm Binh mã dũng số 1..Sau đó công việc khai quật được tiếp triển khai đến đường hầm số 2. Đây được coi là "tinh hoa trong tinh hoa" của Binh mã dũng, chứa đựng trận thế kị binh và các cung thủ với các tư thế bắn tạo hình phong phú, tính nghệ thuật cao.

Sau nhiều năm làm việc liên tục, các nhà khảo cố đã tìm thấy khoảng 2.000 tượng binh sĩ bằng đất nung, mỗi tượng mang đặc điểm riêng từ quần áo, tóc tai cho tới nét mặt. Nhưng theo các chuyên gia, họ ước tính có tổng cộng từ 6.000 đến 8.000 tượng đất nung sét gồm có quan văn, quan võ, binh lính và ngựa những người thân cận và trung thành với Tần Thuỷ Hoàng.

Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa chạm tới ngôi mộ trung tâm, nơi có cung điện chứa xác của vị vua này.

Lý do là vì việc khai quật lăng mộ gặp rất nhiều khó khăn: vượt qua lớp thủy ngân bao bọc (nồng độ cực kỳ lớn),(280 lần so với mức bình thường), phải di chuyển một khối lượng đất khổng lồ, mực nước ngầm dưới lòng đất khá cao. Quan trọng nhất là việc bảo quản các văn vật được đào lên.

Lấy ví dụ, các tượng binh mã khi vừa đào lên thì có màu sắc riêng biệt, sau thời gian đều bị phai nhạt hết. Vì vậy bảo quản bằng phương pháp "đông khô" để tránh nứt, vỡ, phai màu. Hiện vật đào lên được đưa ngay vào hầm lạnh -40 độ C để tạo lớp băng mỏng bao bọc, sau đó bảo quản lâu dài trong kho chứa. Trước khi khai quật không quên dựng một nhà bảo quản khổng lồ bao toàn bộ khu lăng mộ

Vì vậy muốn khai quật toàn bộ khu lăng mộ thì phải tốn hàng trăm triệu đôla Mỹ. Cuộc khai quật được tiến hành trong nhiều năm. Những hiện vật phát hiện được là những tư liệu quý về lịch sử Trung Quốc thời Tần Thuỷ Hoàng. Mặc dù, công nghệ hiện nay đã rất phát triển nhưng vẫn chưa thể xử lý toàn bộ khu tổ hợp lăng mộ dưới lòng đất, cũng như bảo quản hiện vật khai quật.

Có lẽ các nhà khảo cổ sẽ không dám liều lĩnh khai quật lăng mộ này trong tương lai gần khi chúng ta chưa có các công nghệ đủ đảm bảo cho việc lưu trữ và phân tích các di sản khai quật được.

 

Ảnh độc về hầm mộ cháu trai Hoàng đế nhà Minh Chu Nguyên Chương

(Techz.vn) Chu Nguyên Chương chính là người đã đánh bại quân Mông Cổ ra khỏi Trung Quốc để lập nên triều đại nhà Minh. Cháu trai của vị hoàng đế này sau đó đã đem quân xâm lược Việt Nam.