Doanh nghiệp

Khởi nghiệp online: Xin bớt viển vông!

Khởi nghiệp online: Xin bớt viển vông!

Vài năm trở lại đây, các dự án khởi nghiệp online (trực tuyến) mọc lên như nấm sau mưa. Khởi nghiệp trực tuyến bây giờ không còn là một khái niệm mới mẻ gây sợ hãi. Bất cứ ai thử sức với khởi nghiệp online đểu có thể đúc kết nhiều kinh nghiệm và bài học xương máu từ người đi trước để lại. Để cổ vũ tinh thần khởi nghiệp nói chung và mô hình start-up online nói riêng, không ít các tổ chức mang tầm quốc gia và cả quốc tế còn ra đời nhằm hỗ trợ người khởi nghiệp về mọi thứ bao gồm vốn liếng, cơ sở hạ tầng,...

Tuy vậy, khởi nghiệp nói thì dễ làm mới khó. Nhiều trường hợp thành công, nhiều trường hợp thất bại. Thực tế chứng minh rằng, kiếm tiền trên Internet chưa bao giờ đơn giản như ăn kẹo.

Khởi nghiệp chưa bao giờ là một việc đơn giản. (Ảnh: Internet)

KHỞI NGHIỆP KHÔNG DỄ NHƯ ĂN KẸO

Mỗi dự án khởi nghiệp trước khi bắt tay vào thực hiện đều cần có ý tưởng. Nhưng đó chỉ là bước dạo đầu. Bên cạnh tinh thần khởi nghiệp hừng hực cũng cần một sự tỉnh táo nhất định. Có vô số nhà kinh doanh khi mới đưa ra ý tưởng đều hết sức vi diệu, đến khi áp dụng vào thực tế mới phát hiện ra rất viển vông. Không ai giới hạn ý tưởng, có điều ý tưởng phải mang tính khả thi.

Theo con số thống kê của Tạp chí kinh doanh Mỹ nổi tiếng Forbes: Trên thế giới chỉ có 10% nhà khởi nghiệp thành công. Trong số 90% dự án khởi nghiệp thất bại thì 30% chết ngay lập tức, 60% chết ngắc ngoải.

Báo cáo của CB Insight lại chỉ ra rằng, tính chung có 71% dự án khởi nghiệp phải phá sản sau chưa đến hai năm kể từ khi hoàn thành vòng huy động vốn đầu tiên và tính trung bình các doanh nghiệp khởi nghiệp rút khỏi thị trường sau 20 tháng chào đời.

Lý giải cho sự thất bại của người khởi nghiệp, các chuyên gia cho biết, họ đã định hướng sai: bán cái người khác không cần hoặc/và bán theo cách mà khác hàng mục tiêu không thích.

Một trong những lý do thất bại khi khởi nghiệp có thể là đã định hướng sai. (Ảnh: Internet)

THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG

Có câu "thất bại là mẹ thành công". Để phát minh ra chiếc bóng đèn, nhà bác học Edison từng nếm trải mùi vị của nghìn lần thất bại. Lòng kiên trì khi bắt tay vào làm bất cứ một việc gì, nhất là khởi nghiệp kinh doanh, vô cùng cần thiết.

Như đã đề cập ở trên, các dự án khởi nghiệp "nở rộ" như hiện tại đồng nghĩa với việc những người đi sau sẽ đúc rút được hàng tá kinh nghiệm từ người đi trước. Hoặc thậm chí cùng nhìn nhau mà bước. Đó là một lợi thế.

Với kinh doanh truyền thống nói chung và ngay cả online nói riêng đều luôn phải lưu ý đến các yếu tố: 1) Sự phát triển của doanh nghiệp phải nằm trong tầm kiểm soát. 2) Cẩn trọng trong chi tiêu và đầu tư. 3) Sáng tạo nhằm mục đích đem lại lợi ích cho khách hàng. 4) Nhân sự linh hoạt, vừa có tâm vừa có tài.

Trong giới start-up, câu chuyện khởi nghiệp của ông tổ gà rán KFC thường được lấy làm nguồn cảm hứng: Sau khi phá sản, ở độ tuổi lục tuần, Harland Sanders - ông tổ gà rán KFC đi dọc đất nước để tìm kiếm sự hợp tác. Bị từ chối trên 1000 lần nhưng ông vẫn chưa bao giờ nản chí. Đam mê đã giúp Sanders tiếp tục dấn bước ngay cả khi thất bại. Và cuối cùng, chúng ta có thương hiệu KFC như bây giờ.

Câu chuyện khởi nghiệp của ông tổ gà rán KFC thường được lấy làm nguồn cảm hứng. (Ảnh: Internet)

Bất kể tuổi tác, thất bại... tương lai sẽ luôn ở trong tay những người khởi nghiệp dám nghĩ dám làm, theo đuổi mục tiêu đến cùng. 

 

Từng bị vợ không cho tiền ăn sáng, ông bố khởi nghiệp nhận 1 tỷ đồng từ Facebook

(Techz.vn) Từng thất nghiệp, chật vật lo tiền sữa cho con, nhưng anh Tú - một lập trình game di động tay ngang tại TP HCM vừa được Facebook tài trợ gần một tỷ đồng để khởi nghiệp