Tin tức công nghệ

Hình ảnh tuyệt đẹp nhưng cũng "đáng sợ" được sinh ra bởi sóng xung kích trên máy bay siêu thanh

Hình ảnh tuyệt đẹp nhưng cũng

Trang Petapixel mới đây đã đăng tải lại những hình ảnh về sóng xung kích được sinh ra do 2 máy bay siêu âm bay gần nhau. Chúng được thực hiện bởi NASA trong điều kiện vô cùng khó khăn và nhờ những công nghệ cực kỳ chuẩn xác.

Để chụp được những bức ảnh như vậy, NASA đã thiết kế nên một chiếc máy bay nghiên cứu chuyên dụng cánh quạt đôi có tên B-200, sở hữu hệ thống chụp ảnh tiên tiến nhất với khả năng chụp liên tiếp 1.400 khung hình/giây trong vòng 3 giây. B-200 sẽ bay ở độ cao 30.000 feet (khoảng 9,1 km), và bên dưới nó là 1 cặp máy bay siêu thanh Northrop T-38 Talon.

 

Bộ đôi Northrop T-38 Talon sẽ được cho bay ở tốc độ siêu thanh (tức lớn hơn 340 mét/giây), nhưng vẫn phải giữ đội hình theo tính toán. Trong những bức hình mà bạn nhìn thấy, 2 mẫu T-38 thực chất chỉ cách nhau khoảng 10 mét và chúng được chụp lại nhờ sự sắp đặt hoàn hảo dưới một tốc độ cực kỳ cao đến mức tạo nên được sóng xung kích. Ở dưới mặt đất, người xem sẽ chỉ nghe thấy một tiếng nổ lớn trước khi nhìn thấy.

Ngoài khả năng sắp đặt hoàn hảo giữa 3 máy bay, NASA còn sử dụng kỹ thuật chụp ảnh Background Oriented Schlieren (BOS) - đây là công nghệ chụp ảnh với những thiết bị bị không quá đắt, nhưng bù lại chúng có khả năng trực quan hoá những thứ mà chúng ta khó nhìn thấy bằng mắt thường như không khí, nhiệt và âm thanh. Công nghệ này đã được NASA phát triển từ hàng thập kỷ nay.

Chúng ta có thể thấy bên trên là những bức ảnh rất đẹp, tuy nhiên chúng sẽ mở đường cho NASA phát triển các công nghệ máy bay sau này với mục đích là theo dõi sóng xung kích cũng như các âm thanh mà chúng có thể tạo ra, từ đó giảm các sóng xung kích đến mức nhỏ nhất, phục vụ cho các mục đích quân sự.

 

Bạn có biết Wi-Fi và lò vi sóng phát chung tần số? Vậy tại sao Wi-Fi lại không gây nóng còn lò vi sóng lại nấu được đồ ăn?

(Techz.vn) Khi bạn đứng gần lò vi sóng đang hoạt động, tín hiệu Wi-Fi trên điện thoại của bạn có thể bị chập chờn vì chúng hoạt động trên cùng 1 tần số. Nhưng tại sao Wi-Fi lại không thể làm nóng đồ ăn?