Khoa học & Đời sống

Hà Nội: Đề án cấm xe máy chính thức được thông qua

Hà Nội: Đề án cấm xe máy chính thức được thông qua

Theo đó, thành phố sẽ tập trung ưu tiên phát triển đồng hộ hệ thống vận tải hành khách công cộng, đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đạt 30-35% (năm 2020), 50-55% (năm 2030) tổng nhu cầu đi lại và các đô thị vệ tinh đạt 15% (2020), 40% (2030).

Đề xuất cấm xe máy đã chính thức được phê duyệt (Ảnh: Internet) 

Mục đích của việc tăng cường quản lý phương tiện giao thông là nhằm 1) Giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. 2) Phục vụ nhu cầu đi lại đồng thời nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân.

Ngoài những mục tiêu trên, thành phố còn phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với quy hoạch giao thông vận tại. Cụ thể, đến năm 2030 đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt 20-26% đô thị trung tâm, 18-23% đô thị vệ tinh và 16-20% cho các thị trấn. Diện tích giao thông tĩnh phải đạt 3-4%.

Các giải pháp được đưa ra nhằm đạt mục tiêu như sau:

2017-2018: Quản lý phương tiện tham gia giao thông, tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.

2017-2020: Quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông. Phát triển phương tiện công cộng. Thực hiện biện pháp tránh ùn tắc.

2017-2030: Hạn chế một số phương tiện hoạt động tại những khu vực cụ thể. Chuẩn bị biện pháp dừng hoạt động xe máy.

Hiện tại trên địa bàn Thành phố Hà Nội, phương tiện giao thông đường bộ tăng lên quá nhanh khiến tình hình ô nhiễm môi trường diễn ra nghiêm trọng (chiếm 70%).

Trước tình hình gia tăng phương tiện giao thông đường bộ ở mức báo động, việc đưa ra các giải pháp áp dụng theo từng giai đoạn là bước đi kịp thời, cần thiết cho hiện tại và tương lai. 

 

Grab "doạ" khoá tài khoản của tài xế đình công, tự tạo cuốc ảo

(Techz.vn) Với mức chiết khấu tăng, nhiều tài xế GrabBike đã kêu gọi tắt ứng dụng, tạo cuốc ảo để phản đối. Trước tình trạng này Grab Việt Nam cho biết họ sẽ khoá vĩnh viễn những tài khoản này.