Nhịp sống số

Đánh giá MultiLing - bàn phím ảo tiếng Việt trên Android Honeycomb

Đánh giá MultiLing - bàn phím ảo tiếng Việt trên Android Honeycomb
Trê
n Android Honeycomb, chúng ta không có nhiều tùy chọn để soạn thảo tiến Việt như những phiên bản Android dành cho điện thoại. Nhiều bộ gõ rất tốt trên Android 2.x, nhưng khi cài đặt lên máy tính bảng thì chúng không còn hoạt động tốt. Nếu mới sắm cho mình một chiếc máy tính bảng Android mà vẫn phân vân chưa biết sử dụng bộ gõ nào cho tốt, mời các bạn tham khảo qua MultiLing Keyboard.



MultiLing không phải do người Việt phát triển nhưng hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Việt. Sau khi cài đặt từ Android Market, bạn sẽ được hướng dẫn đến giao diện chào mừng và thiết lập cho việc sử dụng bàn phím. Đây là một cách làm hay, giúp người dùng bình thường có thể đi qua từng bước cấu hình mà không phải mò mẫm quá lâu.


Hướng dẫn từng bước cấu hình bàn phím

Trước hết, người dùng cần phải kích hoạt và chọn bàn phím của MultiLing làm bộ gõ cho mình. Hai bước này có thể thực hiện dễ dàng theo sử hướng dẫn của ứng dụng kết hợp với Android Honeycomb. Bước thứ 3 là bước quan trọng để ta có thể sử dụng được tiếng Việt, đó là cài plug-in. Bạn sẽ được hướng dẫn đến trang web của Multiling để tìm và tải plug-in tiếng Việt trực tiếp từ web hay thông qua Android Market. Sau khi đã tải về hoàn tất, người dùng chỉ cần chọn vào Tiếng Việt trong bước số 4 là đã có thể bắt đầu dùng.


Cảm nhận đầu tiên khi sử dụng bàn phím này là khả năng đáp ứng tốt, tương tự như bàn phím mặc định của Android.Trong lúc gõ nhanh, các nút trên bàn phím ảo vẫn hiện theo một cách nhanh chóng (Một số bàn phím có tốc độ đáp ứng không nhanh, mặc dù vẫn nhận đầy đủ các kí tự mà người dùng nhập vào khiến người ta có cảm giác như bàn phím không nhạy, như bàn phím mặc định của ASUS Transformer chẳng hạn).


Do MultiLing là một bàn phím đa chạm (multitouch) nên người dùng có thể gõ nhanh nhiều phím cùng lúc mà vẫn đảm bảo là MultiLing sẽ nhận hết tất cả các phím. Bàn phím kiểu này cũng nhạy hơn rất nhiều so với bàn phím ảo kiểu đơn chạm.


Nhận nhiều điểm cùng lúc trên bàn phím

Một điểm yếu của MultiLing đó là ứng dụng chỉ hỗ trợ cách gõ Telex mà thôi, và cũng đang ở giai đoạn Beta nên chưa được hoàn thiện lắm. Chẳng hạn, bạn gõ chữ "kỉêu", đáng lẽ ra ứng dụng phải sửa thành "kiểu" nhưng việc này không diễn ra. Một lỗi tương tự như vậy cũng xảy ra khi chúng ta gõ chữ "Tiếng". Dấu sắc được MultiLing đánh ngay vào chữ "i" cho dù bạn gõ dấu ở trước hay sau chữ "ê". Giao diện Telex có lợi điểm là không phải thêm một hàng phím số như cách gõ VNI, giúp tiết kiệm không gian cho màn hình vốn đã nhỏ khi xuất hiện bàn phím ảo. Hi vọng trong những lần cập nhật sắp tới, tác giả Honso sẽ cập nhật và sửa chữa các lỗi này, đồng thời bỏ sung thêm kiểu gõ VNI hay VIQR.


Lỗi xuất hiện khi gõ tiếng Việt

Các phím trên bàn phím ảo tách bạch với nhau, khi gõ ít bị nhầm lẫn. Mặc định, kích thước phím khá nhỏ, không phù hợp với những người có ngón tay to. Ta cần phải chính lại cho kích thước lớn hơn ở mục Keyboard Settings > Themes, sizes and layouts > Keysize. Ngoài ra người dùng còn có thể chỉnh kích thước của kí tự in trên phím, các phím ngang hơn (Wider Key), hoán đổi vị trí hai phím Shift và Delete đồng thời chọn giao diện cho bàn phím ở mục Keyboard Themes. Có tất cả 6 chủ đề để bạn cá nhân hóa bàn phím theo ý thích. Theo ý kiến cá nhân, các phím nên được thiết kế cao lên một chút, tạo thành một hình vuông thì phím sẽ lớn hơn, dễ gõ hơn nữa. Hi sinh thêm vài pixel trên màn hình nhưng đổi lại có được sự thuận tiện và thoải mái khi soạn thảo văn bản thì vẫn rất đáng đấy chứ.


Bàn phím ở chế độ Wider Key


Thay đổi kích thước phím

Từ điển tiếng Việt mà chúng ta cần phải tải về mới dùng được ở những bước đầu tiên khá tốt, kho từ phong phú và có thể giúp chúng ta chỉnh lỗi nếu cần. Ngoài ra, để chuyển nhanh các ngôn ngữ với nhau, người dùng có thể trượt ngang trên thanh khoảng cách của bàn phím ảo. Nhấn giữ lâu vào phím khoảng cách thì MultiLing cũng thể hiện danh sách các ngôn ngữ chúng ta đang kích hoạt để lựa chọn dễ dàng hơn.


Từ điển phong phú


Chuyển đổi giữa các ngôn ngữ với nhau

Thêm một tính năng hay của MultiLing nữa đó là bàn phím kiểu Spilt. Trong kiểu Spilt, bàn phím QWERTY bị chia đôi và xuất hiện ở giữa là một bàn phím số. Kích thước các phím chữ sẽ bị thu nhỏ lại, nhưng bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi phải soạn thảo nhiều với số. Nếu không quen, bạn có thể tắt nó đi và chuyển về bàn phím đầy đủ.


Bàn phím kiểu chia đôi

Bên cạnh đó, MultiLing còn cung cấp cho chúng ta nhiều tùy chọn khác để việc soạn thảo được nhanh chóng hơn, chẳng hạn như mục Gestures. Khi kích hoạt tính năng này, bạn có thể điều khiển bàn phím nhanh chóng hơn, chẳng hạn như di chuyển con trỏ bằng các nút volume, kéo ngón tay xuống để ẩn bàn phím, trượt lên để thay đổi nhanh kích thước phím, trượt sang trái để chuyển đổi giữa các kiểu bàn phím đầy đủ, nhỏ gọn hay T9. Nếu thấy không thuận tiện, người dùng có thể tự chỉnh lại các cử chỉ cho phù hợp bằng cách nhấn vào biểu tượng của một đường vẽ nào đó.


Nhiều tùy chỉnh cho việc soạn thảo nhanh chóng hơn


Chọn các cử chỉ phụ để chuyển đổi giữa các tính năng của bàn phím


Dù còn một số lỗi nhỏ trong lúc gõ Tiếng Việt, MultiLing vẫn là một bàn phím ảo đáng giá nếu bạn đang chọn cho mình một bộ gõ tốt để soạn thảo khi dùng máy tính bảng Android. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bàn phím GoTiengViet 3 của tác giả Kỳ Nam. Bàn phím này hoạt động tốt trên Android Honeycomb và cũng hỗ trợ các tùy chỉnh như MultiLing. Nếu quan tâm, bạn hãy tải về MultiLing và GoTiengViet trên Android Market. Cả hai đều hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, nếu muốn gõ tiếng Việt với dock bàn phím của ASUS Transformer, bạn cần dùng đến bộ gõ Vietnamese IME, tuy nhiên khi chuyển sang sử dụng bàn phím ảo thì bạn sẽ gặp khó khăn do giao diện bị thu nhỏ.

QUẢNG CÁO



CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ:

  • Baidu phát triển OS cho thị trường Trung Quốc, dựa trên Android (06/09)
  • Đã có thể đặt hàng trước Sony Tablet S, 16/9 bán ra (06/09)
  • Game Lines (06/09)
  • [Android] Ghi lại thao tác trên màn hình với ứng dụng ScreenCast (05/09)
  • Galaxy Tab 7.7 bất ngờ bị rút khỏi IFA 2011 (04/09)
  • Phần mềm quay màn hình dành cho Android (03/09)
  • Eric Schmidt: Google mua Motorola không chỉ vì bằng sáng chế (03/09)
  • Kết nối Wifi luôn được duy trì giúp tiết kiệm pin....? (03/09)
  • CEO Samsung khẳng định sẽ "không bao giờ" mua lại WebOS của HP (02/09)
  • Nielsen: Android chiếm 40% thị phần smartphone ở Mỹ (02/09)

CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC:

  • [Android] Ghi lại thao tác trên màn hình với ứng dụng ScreenCast (05/09)
  • Phần mềm quay màn hình dành cho Android (03/09)
  • Bác nào ở HN có thời gian cafe giúp em Root con DHD của em với ! help (01/09)
  • Hướng dẫn chi tiết hộ em cách Root & up Rom cho con DHD của em với... (01/09)
  • Đánh giá ADW Launcher EX trên Android 3.2: nhanh, gọn, nhiều tùy chỉnh (31/08)
  • ? Phần mềm kiểm tra kiểu màn hình (31/08)
  • Xin phần mềm Every Hour của BlackBerry cho android (31/08)
  • Đánh giá Jorte - ứng dụng lịch miễn phí, nhiều tùy chọn cho Android (28/08)
  • FireFlies live wallpaper cho android tuyệt đẹp (26/08)
  • FireFlies live wallpaper cho android tuyệt đẹp (26/08)