Phần cứng máy tinh

Đánh giá card đồ họa AMD Radeon HD 7790: Dòng card tầm trung, kiệt xuất của AMD.

Đánh giá card đồ họa AMD Radeon HD 7790: Dòng card tầm trung, kiệt xuất của AMD.

AMD đã dành được một thị phần card đồ họa tầm trung đáng kể trong năm 2012, với các dòng GPU 28nm tầm trung. Thành công của AMD bắt đầu từ dòng Radeon HD7970 trong tháng 1 và tiếp theo là hàng loạt các GPU khác trong suốt 8 tháng sau đó.


Cuối năm là thời điểm để ta điểm lại và lựa chọn ra thương hiệu card đồ họa của năm, và mặt trận này lại là cuộc so tài giữa Nvidia và AMD, với việc Nvidia đưa ra khung giá từ 2 – 3 triệu đồng cho dòng GeForce GTX 650 Ti, trong khi AMD đưa ra mức giá cao hơn đôi chút, 3 – 4 triệu đồng với Radeon HD 7850.

Chúng tôi đã nghĩ rằng 2012 sẽ là năm bắt đầu và cũng là năm kết thúc của dòng Radeon HD 7000, giống như thời điểm của năm 2011 với các thế hệ GPU trước đó. Một sự thay đổi lớn đã không diễn ra trong thời điểm này – trong tháng 3 / 2013 và chúng tôi đang ở đây để xem xét một sản phẩm card đồ họa mới của AMD không dựa trên bất kỳ nền tảng kiến trúc mới nào.

Những gì chúng ta có ở đây là một thành viên mới nhất của gia đình Southern Islands, được thiết kế để lấp đầy khoảng trống giữa Radeon HD 7770 và 7850.

Đây không phải là sản phẩm thú vị nhất mà AMD phát hành lần này, và hiệu năng của nó sẽ khác xa với những gì chúng ta đã thấy với GeFore GTX Titan trong tháng trước. Điều đó nói lên rằng, model Radeon HD 7790 mới có khả năng sẽ được quan tâm hơn so với các GTX Titan, bởi vì mức giá phải chăng cũng như những phẩm chất tốt của GPU mới này.

Radeon HD 7790 sẽ chính thức có mặt trên thị trường vào ngày 2 tháng 4 tới đây, với mức giá là 3 triệu đồng, mức giá của nó nằm giữa 7770 và 7850. Giá cả hiện tại của Radeon HD 7770 và khoảng 2,2 – 2,4 triệu đồng, trong khi 7850 có giá khoảng 3.6 – 4 triệu đồng.

Thời gian qua, chúng tôi đã xem xét rằng GeForce GTX 650 Ti là đại diện có mức giá tốt nhất trong phân khúc này, nhưng có vẻ như AMD đang cố gắng để đoạt lại vị trí này từ Nvidia.

Đánh giá Radeon HD 7790

Phiên bản Gigabyte Radeon HD 7790 trong thử nghiệm của chúng tôi dài 19cm, - chiều dài điển hình cho một mẫu card đồ họa tầm trung thế hệ mới. Phiên bản riêng của Gigabyte GTX 650 Ti dài 23 cm, mặc dù thực tế là PCB chỉ có độ dài là 14.5 cm. Lõi GPU Radeon mới này chạy ở tốc độ 1GHz, đó là tần số xung nhịp cao nhất trong các sản phẩm Radeon, phù hợp với 7770, 7870 và 7970 GHz Edition.

HD 7790 có tốc độ cao hơn 16% so với HD 7850, trong khi bộ nhớ GDDR5 của nó cũng nhanh hơn là 1500 MHz (6.0 GHz DDR). Tuy nhiên tần số ghép nối với một bộ nhớ 128 bit rất nhỏ cho băng thông theo lý thuyết của HD 7790 là 96 GB/s, thực sự vẫn ít hơn rất nhiều so với HD 6790.

Gigabyte đã ép xung 7790 từ tốc đố 1000 MHz lên tới tốc độ 1075 MHz. Tuy nhiên, với mục đích của bài đánh giá này, chúng tôi đã thiết lập lại giá trị mặc định theo AMD là 1000 MHz.

HD 7790 đi kèm với 1GB frame buffer, tương tự với các thẻ đồ họa tầm trung trước nó. Một phiên bản với 2GB có thể sẽ được phát hành, nhưng vì HD 7790 không được thiết kế cho các độ phân giải extreme, nên các mẫu 2GB không có khả năng gia tăng thêm hiệu năng sử dụng.

Cấu hình lõi của HD 7790 cũng khác so với HD 7770. GPU mới này mang 896 SPU và 56 TAU (nhiều hơn 40%) trong khi 16 ROP là tương tự như phiên bản trước đó.

Gigabyte đã lựa chọn tính năng làm mát GPU là “Bonaire XT” bằng cách sử dụng thiết kế riêng của họ với một quạt làm mát 95mm. Cùng với quạt làm mát này là một tấm nhôm tản nhiệt có kích thước dài x rộng x cao là 11.5 x 9 x2 cm. Nghe như đây là một quạt tản nhiệt có kích thước tốt, nhưng theo tiêu chuẩn của các card đồ họa thì nó vẫn thực sự là khá nhỏ.

HD 7790 hoạt động khá êm ả, ngay cả dưới tải nó cũng chỉ tiêu thụ 85W và ít hơn 3W ở chế độ nhàn rỗi, điều này có được là nhờ tới công nghệ ZeroCore Power.

Để cung cấp đủ năng lượng cho thẻ đồ họa của mình, AMD đã bao gồm kết nối nguồn 6-pin PCI Express duy nhất – bạn có thể sẽ tìm thấy thiết lập tương tự trên các dòng card tầm trung khác như HD 7770, 7850 và GTX 650 Ti.

Đương nhiên là HD 7790 cũng hỗ trợ Crossfire và do đó sẽ có một cặp kết nối cho hai thẻ với nhau. Các Các kết nối khác chi có trên panel I/O. Các tài liệu tham khảo của AMD cho biết các kết nối này bao gồm DL-DVI kép, một cổng HDMI 1.4a duy nhất và hay sockets Mini DisplayPort 1.2. Phiên bản Gigabyte có đôi chút khác biệt, với việc nó sử dụng cặp kết nối DL-DVI, một cổng HDMI 1.4a và một socket DisplayPort tiêu chuẩn.

Phương pháp thử nghiệm

Như thường lệ, chúng tôi thử nghiệm mỗi card đồ họa với Fraps, cho phép chúng tôi ghi lại tốc độ khung hình / giây (fps) trong một khoảng thời gian. Thông thường, các thử nghiệm của chúng tôi diễn ra trong 60 giây. Các kết quả fps trung bình là thước đo tốt nhất khi đánh giá các thẻ đồ họa. Đó là một thước đo tuyệt vời, có thể dễ dàng ghi lại và dễ hiểu. Nhưng nó chưa phản ánh đủ tất cả những gì mà một card đồ họa có thể làm được.

Để có được một bức tranh đầy đủ và rõ ràng hơn, bạn cần phải xét tới ảnh hưởng của độ trễ khung, và thấy được một khung hình được phân bổ một cách nhanh chóng như thế nào. Bạn cũng có thể so sánh hai card đồ họa với nhau, bằng việc so sánh các kết quả  từ việc thử nghiệm tốc độ khung hình trong 60 giây. Tất nhiên card đồ họa nào cho tốc độ cao hơn thì tốt hơn. Nhưng trường hợp hai thẻ đồ họa có tốc độ tương tự nhau thì sao? Giả sử hai thẻ đồ họa cung cấp tốc độ khung hình ở mức trung bình, với độ trễ thấp nhất của khung hình ổn định để có thể cung cấp hình ảnh mượt mà, và đó là một chi tiết quan trọng để bạn có thể đánh giá và chọn ra sản phẩm vượt trội hơn cho mình.

Test System Specs

•Intel Core i7-3960X Extreme Edition (3.30GHz)

•x4 2GB G.Skill DDR3-1600(CAS 8-8-8-20)

•Asrock X79 Extreme11 (Intel X79)

•OCZ ZX Series (1250W)

•Crucial m4 512GB (SATA 6Gb/s)

•Gainward GeForce GTX 660 Ti (2048MB)

•Gigabyte GeForce GTX 660 (2048MB)

•Gigabyte GeForce GTX 650 Ti (1024MB)

•HIS Radeon HD 7870 (2048MB)

•HIS Radeon HD 7850 (2048MB)

•HIS Radeon HD 7770 (2048MB)

•Gigabyte Radeon HD 7790 (2048MB)

•HIS Radeon HD 7750 (1024MB)

•Microsoft Windows 7 Ultimate SP1 64-bit

•Nvidia Forceware 314.21

•AMD Catalyst 13.3 (Beta 2)

•AMD Radeon HD 7790 (12.101.2.1-130313a)

 

Các kết quả Benchmark game, và năng lượng tiêu thụ

Game thử nghiệm : Battlefield 3, Crysis 3, Tomb Raider, Resident Evil 6

Các bạn vui lòng xem các kết quả đánh giá tại đây

Tổng kết

Hiệu năng là một trong những vấn đề mà chúng ta quan tâm nhất khi tìm mua một thẻ đồ họa, đặc biệt khi ta lựa chọn các sản phẩm đồ họa tầm trung. Cả AMD và Nvidia đang không thổi phồng quá nhiều về các sản phẩm có mức giá ít hơn 5 triệu đồng của mình và HD 7790 cũng phần nào hoàn thành được nhiệm vụ mà AMD đặt ra.

Nhưng sản phẩm lý tưởng nhất mà chúng tôi đề nghị các bạn ở mức giá này đó là GeForce GTX 660 Ti hay Radeon HD 7870. Có một ngưỡng vô hình giữa các sản phẩm này với các dòng card đồ họa thấp hơn tùy thuộc vào khả năng có thể chơi tất cả các game ở độ phân giải hợp lý.

Vì vậy, ở mức 3 triệu đồng, HD 7790 đã làm được điều mà chúng tôi mong đợi. GOU này có những phẩm chất tốt đáng để mọi người quan tâm, nó sẽ lấp đầy khoảng cách giữa 7770 và 7850 cả về giá cả và hiệu năng.

Tuy nhiên, ngay cả khi có 3 triệu đồng, liệu có bạn có chọn 7790? GeFore GTX 650 Ti sẽ là một lựa chọn khác khả quan hơn, khi mà hiệu năng của nó hơn 7790 khoảng 2% ở độ phân giải màn hihf 1680x1050.

Trong một nỗ lực khá nhằm cải thiện mức giá của 7790, tính đến ngày 2/4 AMD đang cung cấp một bản copy miễn phí của BioShock Infinite với Radeon HD 7790, như một phần trong chương trình game Never Settle Reloaded. Nếu bạn đã quyết định mua BioShock Infinite, thì bạn có thể sỡ hữu 7790 với giá khoảng 1.8 triệu đồng. Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực gần đây của cả AMD và Nvidia trong việc phát hành các dịch vụ game tương ứng với các thẻ đồ họa.

Ưu điểm: giá cả phải chăng, hiệu năng tốt, phù hợp với nhiều game trong thời điểm hiện tại. Tuyệt hơn khi nó đi kèm cùng game BioShock Infinite.

Nhược điểm: Một số game mới sẽ không đem lại trải nghiệm hoàn hảo ở độ phân giải tối đa. Chưa làm tốt hơn so với các sản phẩm có mức giá cao hơn chút xíu từ Nvidia.