Máy ảnh

Có gì bên trong một chiếc máy ảnh DSLR?

Có gì bên trong một chiếc máy ảnh DSLR?

DSLR là một trong những thiết bị điện tử tinh vi và phức tạp nhất thế giới mà con người từng tạo ra.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao những chiếc DSLR to lớn, cục mịch lại đắt khủng khiếp như vậy chưa? Và thêm nữa, tại sao ngành kinh doanh đầy béo bở, ổn định này lại vắng bóng các anh tài chuyên copy của người hàng xóm Trung Quốc. Câu trả lời rất đơn giản, DSLR là một trong những thiết bị điện tử tinh vi và phức tạp nhất thế giới mà con người từng tạo ra. Bên chiếc máy ảnh đắt giá trông ra sao, có những linh kiện gì, không phải ai cũng biết, ngay cả những nhiếp ảnh gia kỳ cựu hàng chục năm trời lăn lộn với nghề.
 
Đa số chúng ta chỉ nắm được những khái niệm rất cơ bản như DSLR gồm có một cảm biến cỡ to loại CMOS ở phía trước, và sau lưng nó là một bảng mạch điện tử chứa con chip xử lý hình ảnh. Thực ra, chiếc máy ảnh này có cấu tạo và kiến trúc điện tử phức tạp hơn những gì chúng ta nghĩ rất nhiều. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có những cái nhìn khái quát nhất về “nội tạng” máy ảnh DSLR.
 
 
Thiết bị được đem ra mổ xẻ là Nikon D600. Mặc dù là một sản phẩm có tầm giá rất phải chăng trong phân khúc Full Frame (FX) nhưng D600 không hề vì thế mà có cấu tạo giản đơn hơn bình thường. Khi xem những bức ảnh dưới đây chắc chắn bạn sẽ phải rất ngạc nhiên về độ chi tiết trong thiết kế lắp ráp. Qua đó ta có thể thấy được những kỹ sự và công nhân của Nikon đã phải làm việc vất vả thế nào để cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
 
Để bắt đầu, chúng ta sẽ tháo bộ khung vỏ của máy ra trước. Bộ phận này được ráp với nhau bằng các ngàm giữ và ốc vít nên không mấy khó khăn để lột bỏ. Ấn tượng đầu tiên sau khi body được tháo trần là những mớ dây dợ lằng nhằng và hệ băng truyền tín hiệu chằng chịt. Lật úp thân máy xuống, ta sẽ thấy bộ main của máy hiện ra. Bo mạch chủ của máy rất to, với chiều rộng choán gần như toàn bộ chiều dài và rộng của máy.
 
 
Như các bạn thấy, phần to nhất ở chính giữa mainboard là chip xử lý hình ảnh Nikon Exspeed 3 (tượng tự như chip Digic trên các dòng máy Canon). Bên cạnh nó là 2 chip nhớ RAM hình chữ nhật do Samsung sản xuất, đây là loại SDRAM DDR3 với tổng dung lượng lên tới 1GB. Tiếp đó, bộ phận nằm dưới ngón tay cái của người trong ảnh là chip điều khiển thẻ nhớ SD. Các chip xử lý nhỏ khác còn lại chủ yếu đảm nhận vai trò điều khiển hệ thống nút bấm của máy, màn hình LCD, và một số tác vụ nhỏ khác.
 

co the ban quan tam

Ở mặt sau của bo mạch chính  là cảm biến 24 Megapixel CMOS kích cỡ Full Frame (FX) của Nikon. Điều thú vị là ở trước sensor này có một hệ thống kính lọc. Có ít nhất 3 lớp kính, với hai lớp là loại LP (low-pass) có tác dụng giảm bớt hiện tượng quang sai, và một lớp kính lọc tia hồng ngoại.
 
 
Cuối cùng, điều chúng ta vẫn tò mò bấy lâu nay là cấu tạo của bộ phận đắt đỏ nhất trong máy – cảm biến CMOS sẽ được đem lên kính hiển vi để phân tích. Theo những hình ảnh chụp được thì cảm biến gồm rất nhiều những vi thấu kính (hay thương được biết đến dưới cái tên tế bào ánh sáng). Mỗi tế bào nhỏ này sẽ hấp thụ một lượng ánh sáng và một màu riêng biệt trong hệ màu RGB.
 
Những bộ phận còn lại của Nikon D600 là màn hình LCD, hệ thống tụ điện, và bộ ngàm kết nối ống kính… Không như iPhone, iPad hay một số món đồ điện tử khác, một chiếc DSLR có cấu tạo cực kỳ phức tạp từ rất nhiều các chi tiết nhỏ. Không chỉ thế, giá tiền của chúng cũng khiến chủ nhân phải xót xa nếu có ý định tháo tung ra. Vì vậy, nếu bạn không phải là thợ điện tử chuyên nghiệp, tốt nhất đừng dại dột thử nghiệm với máy ảnh của mỉnh, kẻo lợn lành lại thành lợn què.
 



 
Tham khảo extremetech/ Genk.vn