Khởi nghiệp

Chàng sinh viên Việt và lý do từ chối làm tại Google, Facebook?

Chàng sinh viên Việt và lý do từ chối làm tại Google, Facebook?

Siêu thành tích của cậu học sinh chuyên

Phạm Hy Hiếu (24 tuổi) là cựu học sinh của trường Phổ thông Năng khiếu Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Chàng trai trẻ này sở hữu bảng thành tích đồ sộ đến nỗi nhiều người sẽ cảm thấy choáng ngợp.

Từng đạt huy chương bạc cuộc thi Olympic Toán quốc tế, cuộc thi đó đã đưa Phạm Hy Hiếu đế với chương trình học bổng toàn phần của trường Đại học Quốc gia Singapore. Thế nhưng, quyết định mà Hiếu và gia đình đưa ra là bỏ cơ hội ở Singapore để tìm đường đến với “giấc mơ” Mỹ.

Nỗ lực của Hiếu đã có kết quả khi chàng trai này nhanh chóng đạt được học bổng toàn phần của Đại học Stanford. Cùng với Đại học Harvard, Đại học Yale và Đại học Princeton, Stanford nằm trong nhóm những trường Đại học tốt nhất và khó vào nhất Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự khác biệt về phong cách dạy cũng như tính cách cá nhân đã khiến Hiếu khá thất vọng về quyết định này.

Theo miêu tả của Hiếu, mục tiêu của Stanford là đào tạo ra những con người giỏi toàn diện, tuy nhiên nó lại khá khác với mục tiêu cá nhân của cậu khi Hiếu chỉ muốn học một chuyên ngành thật chuyên sâu và trở thành một trong những người giỏi nhất ở lĩnh vực của mình. Và phải mất một thời gian dài sau đó cậu mới có thể vượt qua được điều đó.

Thời gian sau, Hiếu tập trung nghiên cứu về mảng ngôn ngữ máy tính và khoa học máy tính. Chàng sinh viên người Việt đặc biệt quan tâm đến các thuật toán học sâu (deep learning). Đây là công nghệ giúp hình thành nên những mạng nơ-ron thần kinh nhân tạo qua máy tình, qua đó giúp chúng có thể giao tiếp thực sự với con người. Nói một cách đơn giản hơn, đó chính là công nghệ được áp dụng để tạo ra những trợ lý ảo như Siri của Apple, Googole Now hay Cortana của Microsoft.

Thông tin về các công tình nghiên cứu được Hiếu chia sẻ. 

Thành công sớm đến với Hiếu khi chỉ một năm sau, Hiếu cùng những người bạn của mình liên tục cho ra đời 3 bài báo khoa học tại hội nghị dành cho những nhà phát triển trí tuệ nhân tạo. Chúng giúp xử lý vấn đề làm sao để máy tính có thể hiểu được cả tiếng Anh lẫn tiếng Đức và tiến hành dịch qua lại giữa 2 ngôn ngữ đó. Nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng sự khác biệt quá lớn giữa tiếng Anh và tiếng Đức khiến điều đó không dễ thực hiện một chút nào.

Những thành công trong công trình nghiên cứu còn giúp Hiếu đạt giải Luận văn Khoa học máy tính Xuất sắc nhất Khoá 2015 của đại học Stanford và tốt nghiệp với tấm bằng danh dự. Đây cũng chính là nền móng khiến Hiếu lọt vào mắt xanh của những công ty công nghệ hàng đầu.

Lần lượt từ chối Apple, Google, Facebook

Với bảng thành tích đáng nể của mình, không bất ngờ khi Hiếu sớm lọt vào mắt xanh của những tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Mỹ ngay từ khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường.

Các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đã mở ra cho Hiếu nhiều cơ hội mới. Hiếu được Apple mời vào nhóm phát triển Siri để phần mềm trợ lý ảo này có thể tương tác với người dùng bằng các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh tốt hơn.

Không chỉ có Apple, Microsoft cũng quan tâm đến kết quả công trình nghiên cứu của Phạm Hy Hiếu. Đó là lý do mà Microsoft gửi đến cậu lời mời vào nhóm phát triển Cortana - phần mềm trợ lý ảo của hãng này. Facebook của Mark Zuckerberg cũng có cùng sự quan tâm khi mời cậu sinh viên người Việt đến làm việc để phân tích các bài đăng của người dùng bằng nhiều ngôn ngữ. 

Thế nhưng, thay vì chọn một trong số những công ty này với mức lương 6 chữ số, Hiếu lại theo đuổi chương trình tiến sĩ của Đại học Carnegie Mellon với học bổng toàn phần. Lý do quan trọng nhất mà Hiếu đưa ra để giải thích cho quyết định của mình là bởi mong muốn đóng góp nhiều hơn cho nhân loại.

Theo Hiếu, khi Apple mời cậu vào làm tại trụ sở Táo khuyết để phát triển Siri, Táo khuyết đã đề nghị sẽ cho Hiếu mua sản phẩm Apple bằng 25% giá bán cho đến suốt đời cùng mức lương 6 chữ số. Tuy nhiên nếu làm tại đây, Hiếu sẽ phải ký một giao ước thừa nhận quyền sở hữu của Apple với các phát minh. Điều đó khiến công trình của Hiếu chỉ có thể được sử dụng trong các sản phẩm của Táo khuyết thay vì phục vụ số đông cộng đồng.

Với Google hay Microsoft mọi chuyện cũng sẽ như thế, các công ty này chỉ sử dụng phát minh của nhân viên để phục vụ lợi ích của mình. Và đây là lý do chàng trai đến từ Việt Nam lắc đầu từ chối với tất cả mọi lời mời.

Chỉ đến thời gian gần đây, Phạm Hy Hiếu mới gật đầu với Google và vào làm việc tự dự án Google Brain – nhóm nghiên cứu chuyên phát triển các thuật toán Trí tuệ nhân tạo trên dữ liệu lớn. Đây cũng là thời điểm, Hiếu đang có kế hoạch nghiêm túc cho những bước đi sắp tới cho sự nghiệp của mình. 

 

Gặp gỡ nam sinh người Việt làm việc cho Google với mức lương khủng

(Techz.vn) Dưới đây là câu chuyện về Nguyễn Hải Khánh, sinh viên năm cuối ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM), người sẽ trở thành nhân viên chính thức làm việc toàn thời gian tại Google từ năm 2017.