Khoa học & Đời sống

Đa nhân cách: Tôi giết người, nhưng tôi không phải kẻ giết người?

Đa nhân cách: Tôi giết người, nhưng tôi không phải kẻ giết người?

Được phát hiện ra bởi một bác sĩ người Pháp vào thế kỷ 19, nhưng cho tới thập niên 1980, đa nhân cách mới chính thức được nhìn nhận như một bệnh lý tâm thần nguy hiểm. Theo thống kê của Hội tâm thần Mỹ, khoảng 20.000 người Mỹ biểu hiện mắc chứng đa nhân cách. Và tỉ lệ mắc bệnh chiếm đa số ở phụ nữ, chủ yếu do những tác động bạo lực hoặc lạm dụng mà họ từng phải chịu đựng trong cuộc đời.

Người mắc bệnh đa nhân cách sở hữu nhiều tính cách và phong cách khác nhau, đôi khi là hoàn toàn trái ngược nhưng lại cùng tồn tại. Sâu thẳm trong con người họ như bị liên kết với một hay nhiều người khác mà chính họ không biết, từ đó hình thành các kiểu thái độ và quan điểm thiếu thống nhất. Một số biểu hiện thường thấy với bệnh nhân đa nhân cách: thường xuất hiện các cơn đau đầu không rõ nguyên nhân, hay nghe thấy tiếng vọng từ chính suy nghĩ của bản thân phát ra, khắp cơ thể đau nhức, kèm theo đó là hiện tượng ký ức bị ngắt quãng, lúc nhớ lúc quên, hay ảo giác, cô đơn, sợ sệt, lo lắng...

Người mắc bệnh đa nhân cách sở hữu nhiều tính cách và phong cách khác nhau (Ảnh: Internet)

Karen Overhill (29 tuổi, người Mỹ) là trường hợp mắc bệnh đa nhân cách điển hình khi sở hữu tới 17 nhân cách. Phát hiện bị chồng lừa dối và trở về sau một vụ tử tự bất thành, Karen đã tìm đến bác sĩ tâm lý. Nhưng phải đến 4 năm sau lần đầu tiên của cuộc gặp đó, vị bác sĩ này mới khẳng định Karen mắc chứng rối loạn đa nhân cách, xuất phát từ mẩu giấy do chính cô viết: "Tên tôi là Claire, 7 tuổi, tôi sống trong linh hồn của Karen."

Dưới liệu pháp chữa trị của bác sĩ, những nhân cách khác đã “chui” ra khỏi Karen. Một số là đàn ông, một số là phụ nữ, đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi tính cách. Thậm chí mỗi linh hồn đều hiển thị trạng thái sức khỏe rất riêng, có người thì bị viêm phế quản, có người hay bị ốm.

Những hiện tượng bất thường trong cách xử sự của Karen và việc ở con người cô xuất hiện tới 17 nhân cách khác biệt là do tác động của quá khứ đầy bất hạnh mà cô đã trải qua. Ngay từ khi còn nhỏ, Karen thường bị người cha ngược đãi bằng những hành động như: quẳng vào tường, dùng băng dính bịt miệng, trói chân tay. Ông nội cô thì thường xuyên sỉ vả. Thế giới nội tâm của Karen vì thế mà trở nên vô cùng phức tạp. Chính mỗi tổn thương mà Karen trải qua tương ứng với sự xuất hiện của một nhân cách đang ẩn náu trong con người cô.

 

Karen - người phụ nữ sở hữu 17 nhân cách (infographic: Trang Nguyen)

Những trường hợp như Karen cần thời gian để chữa trị. Có nhiều cách chữa trị bệnh đa nhân cách như tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu, dùng thuốc tâm thần, thôi miên nhằm làm người bệnh quên đi nhân cách thừa thãi hoặc gợi lại ký ức bị dồn nén.

Với phương pháp điều trị nào thì bác sĩ cũng phải tìm hiểu kỹ quá khứ của bệnh nhân, bởi phần lớn họ là những người bị tổn thương nghiêm trọng về tâm sinh lý dẫn tới phát bệnh. Chủ yếu các trường hợp đều có nguồn gốc bị lạm dục tình dục hoặc bị bạo hành. Bằng cách trấn an tinh thần người bệnh, bác sĩ có thể giúp họ từng bước một đối diện với mỗi mảnh ký ức tồi tệ trong quá khứ. Từ đó, họ sẽ dần dần vượt qua nỗi ám ảnh, sợ hãi luôn hiện hữu trong mọi ngóc ngách của tâm hồn.

Quá trình điều trị chứng đa nhân cách cũng giống như quá trình điều trị các chứng bệnh tâm thần nói chung, đều cần đến sự kiên trì của cả bệnh nhân và bác sĩ.  

 

Vì một bức thư của học sinh lớp 5, Elon Musk - nguyên mẫu của iron man phải ồ lên và biến nó thành sự thực

(Techz.vn) Câu chuyện đầy cảm hứng của cô bé lớp 5 ngay lập tức được hình mẫu của Iron Man biến thành một kế hoạch thực tế.