Điện thoại

6 "giác quan" mới điện thoại di động cần có

6
id="post_message_11388229">
6

ĐTDĐ ngày nay có thể biết bạn đang ở đâu qua GPS, có thể "thấy" xung quanh nhờ vào Camera, có thể "nghe" thông qua microphone, biết bạn cầm máy ở tư thế nào hoặc thậm chí biết luôn có ai động vào máy hay không nhờ vào Accelerometer... Những "giác quan" này đã rất phổ biến trên điện thoại hiện nay, nhưng trong tương lai rất có thể nó sẽ được trang bị thêm nhiều "giác quan" khác, ví dụ như theo dõi nhịp tim, huyết áp, đo phóng xạ, báo cháy... Hãy cùng Nokia điểm qua 6 chức năng mới của điện thoại có thể xuất hiện trong tương lai.


1. Theo dõi nhịp tim:
Nếu dự đoán vào năm 2015 sẽ có khoảng 20 triệu người chết mỗi năm vì bệnh tim là đúng thì điện thoại có chức năng theo dõi nhịp tim sẽ rất đáng quan tâm. Trước nay, người ta vẫn dùng các máy điện tâm đồ (ECG) để theo dõi nhịp tim của bệnh nhân và nó khá cồng kềnh. Vì lẽ đó mà các nhà khoa học Anh và một nhóm khác đến từ trường Đại học Pittsburgh đã và đang phát triển một chiếc điện thoại di động có khả năng kiểm tra sự bất thường của tim và nếu cần thiết còn có thể gọi điện thoại đến bác sĩ riêng hoặc kêu xe cứu thương dùm bạn.

2. Phát hiện được khói:
Các máy báo động khói có thể cứu được hàng ngàn mạng sống mỗi năm. Người ta đã và đang phát triển loại ĐTDĐ tích hợp máy báo khói từ gần mười năm nay. Vào năm 2003, hai nhà phát minh người Romani là Marian Gavrila và Garbriel Patulea đã thiết kế một nguyên mẫu ĐTDĐ chứa một con cảm biến có thể phát hiện khi nào có khói để từ đó phát báo động bằng chuông hoặc kết nối trực tiếp tới các cơ quan ứng cứu khẩn cấp.

3. Phát hiện khí CO:
Cảm biến phát hiện khói cũng có thể nhận biết được các hóa chất có trong không khí, ví dụ như khí CO, một loại khí không mùi khi ở mức độ dày đặc có thể gây chết người một cách thầm lặng. Các nhà khoa học ở trường Đại học California (Mỹ) hiện nay cũng đang phát triển một loại cảm biến khí CO dành cho ĐTDĐ có khả năng phát hiện luôn cả khí thải CO2 và sự ô nhiễm môi trường trong các khu vực thành thị. Các loại cảm biến mức độ ô nhiễm trong không khí đã được thử nghiệm tại Anh, vùng Viễn Đông (Far East) và trong tương lai nó sẽ rất phổ biến tại các thành phố thông minh.

4. Làm khí áp kế:
Khí áp kế, hay máy đo áp suất khí quyển, đã có từ thế kỷ thứ 17 dùng để cảnh báo mỗi khi khí hậu trở nên khắc nghiệt. Trong năm 2011 này, có một chiếc máy tính bảng khi xuất xưởng đã được tích hợp khí áp kế nhưng không ai biết phải dùng nó để làm gì. Nó bao gồm một biểu đồ dùng để dự báo thời tiết trên toàn cầu hoặc cho phép điện thoại có thể theo dõi sự thay đổi về áp suất trên máy bay.

5. Làm nhiệt kế:
Nhiệt kế không còn xa lạ với chúng ta nhưng sẽ rất hữu ích nếu điện thoại cũng được tích hợp nhiệt kế để đo nhiệt độ của bản thân và gửi thông tin đó đến bác sĩ gần nhất hoặc các trung tâm y tế. Các nhiệt kế có thể là bước đi lớn tiếp theo trong lĩnh vực sức khỏe di động, vốn đã góp phần chuyển đổi hàng triệu mạng sống trên toàn cầu.

6. Máy sinh trắc học:
Cảm biến sinh trắc học rất có ích trong lĩnh vực bảo mật, an ninh. Ví dụ bạn có thể dùng chính gương mặt, dấu vân tay hay mống mắt của mình để đăng nhập vào các hệ thống máy tính. Ngân hàng Hoa Kỳ của Mỹ và sân bay Heathrow ở Anh cũng đã sử dụng máy đo sinh trắc nhưng chưa biết liệu nó có được trang bị rộng rãi trên điện thoại tương lai hay không.

Tuy các nhà làm chiến dịch hoạt động bảo vệ quyền tự do công dân phàn nàn rằng việc này có thể dẫn đến hành động làm dụng thông tin nhưng chính những mối lo ngại về an ninh và giả mạo danh tính đã đẩy thị trường máy đo sinh trắc lên con số 10 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Khi công nghệ ngày càng phát triển làm cho các máy quét võng mạc không còn xa vời và chi phí sản xuất thấp, một điều chắc chắn là cảm biến đo sinh trắc sẽ xuất hiện trong điện thoại của bạn trong một tương lai không xa.