Khoa học & Đời sống

30 tuổi vẫn mãi không kiếm được tiền, mất 5 năm "bầm dập", tôi đã tìm ra câu trả lời

30 tuổi vẫn mãi không kiếm được tiền, mất 5 năm

Năng lực cạnh tranh, nếu nói giữa những người đồng nghiệp với nhau thì đó chính là sự khác biệt về năng lực, cùng là một việc, bạn làm vừa nhanh vừa hiệu quả, còn tôi đã không nhanh lại còn hay mắc sai sót, nếu bạn là ông chủ, bạn sẽ thích kiểu nhân viên nào hơn? Bạn sẽ thăng chức cho kiểu nhân viên nào? Nếu bạn vẫn muốn thăng chức hay tăng lương cho một người làm việc chậm chạp lại hay mắc lỗi thì chỉ có hai lý do, một đó là người thân của bạn, hai là đầu óc bạn không được sáng suốt cho lắm.

Năng lực cạnh tranh tất nhiên có thể nâng cao thông qua quá trình học hỏi, giống như ví dụ ở trên, bạn thực sự cảm thấy mình là một người làm việc không tốt, nhưng nếu bạn chịu thay đổi thì không gì là không thể cả, quan trọng là ở thái độ và thời gian bạn dành cho nó.

Đó là trên phương diện cá nhân, còn nếu muốn làm ăn kinh doanh, thì không chỉ bạn mà sản phẩm của bạn cũng cần phải có tính cạnh tranh.

Nếu chỉ dùng một câu để khái quát về tính cạnh tranh thì đó chính là: bạn làm được những việc mà người khác không làm được, thậm chí là không biết làm. Chẳng hạn như, cùng một sản phẩm trên Lazada, có một sản phẩm được trả hàng trong vòng 7 ngày, một sản phẩm được trả hàng trong vòng 30 ngày, nếu là bạn, bạn sẽ chọn sản phẩm nào? Bây giờ bạn đã hiểu rồi chứ? Hôm nay cái mà tôi muốn nói đó là làm sao để làm được như vậy, làm sao để bạn làm được nhưng người khác không làm được và cũng chẳng biết phải làm ra sao cả.

Chiêu thứ 1: Người ta có, bạn mạnh

Tức là người khác có bạn cũng có, điều này là chuyện thường thấy trong kinh doanh, nếu mọi người cùng lựa chọn một lĩnh vực, vậy thì cạnh tranh là điều khó tránh khỏi, nhưng làm sao để từ trong những quan hệ cạnh tranh này có thể chiến thắng, khiến khách hàng lựa chọn bạn thì bạn phải có tư tưởng rằng người khác có nhưng bạn mạnh, mọi người đều có nhưng bạn mạnh hơn họ, vấn đề là ở chỗ bạn có bằng lòng suy nghĩ và hiện thực hóa nó không!

Lấy một ví dụ như sau: Trên phố có hai quán nướng, mùi vị cũng tương tự nhau, menu đồ ăn kèm như nhau, điều khác biệt là một cửa hàng trông sạch sẽ hơn, bàn ghế không vướng dầu mỡ, trên sàn không có giấy rác, còn cửa hàng còn lại nhìn đâu đâu cũng thấy nhờn mỡ, trên sàn thì đầy giấy rác chưa dọn. 

Nếu là bạn, bạn sẽ muốn ăn ở nhà hàng nào? Đối với một quán nướng mà nói, quý nhất là ở điểm nào? Chính là các loại thịt và điểm độc đáo của họ. Nếu bạn là chủ quán nướng, bạn sẽ liệt kê các loại thịt lên phần nổi bật nhất trên menu và chủ động giới thiệu với khách hàng những điểm độc đáo của quán mình chứ?

Chiêu thứ 2: Người ta không có, bạn có

Người khác đều không biết, chỉ có mình bạn biết, bạn nói xem bạn có thể kiếm tiền không? Chẳng hạn như bạn có tiền mà người khác không có tiền, đây cũng là một loại năng lực cạnh tranh.

Ví dụ: Tôi không có tiền, vậy lúc mở cửa hàng tôi chỉ có thể tự mình ngồi trông cửa hàng, rồi nhiều lắm là quảng cáo lặt vặt trên các trang mạng xã hội như facebook… còn bạn có tiền, bạn quảng cáo trên tivi, trên website, trên đường phố, siêu thị, tất cả những kênh nào có thể quảng cáo bạn đều làm. Bạn nói xem là bạn kiếm được tiền hay tôi kiếm được tiền? Chắc chắn là bạn rồi.

Chiêu thứ 3: Người ta mạnh thì bạn tránh

Tránh ở đây không phải là trốn tránh mà là đang muốn nói đến vấn đề giá cả. Trong rất nhiều trường hợp, điều kiện của đối thủ cạnh tranh của chúng ta tốt hơn chúng ta về mọi mặt, vậy thì vào những lúc như thế này, có một thứ mà chúng ta bắt buộc phải nhận thức ra khi xem xét đến tính cạnh tranh đó chính là chi phí.

Ví dụ: trà sữa ở cửa hàng H và đa số các quán trà sữa khác đều có hương vị giống nhau, nhưng tại sao càng ngày càng nhiều cửa hàng H phải đóng cửa như vậy? Đó là vì vấn đề giá cả, vị trà sữa như nhau nhưng trà sữa ở H lại có giá đắt hơn đến chục nghìn đồng. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn mua trà sữa ở đâu?

Hi vọng qua 3 chiêu thức trên, bạn đã hiểu được phần nào về tính cạnh tranh. Thực ra, một ai đó có thể kiếm được tiền ở một lĩnh vực nào đó chưa chắc đã là lợi hại nhất, nhưng họ chắc chắn phải là người vô cùng thông minh, bởi vì bọn họ thứ nhất là biết lựa chọn, thứ hai là biết tư duy.

Theo Trí Thức Trẻ, Cafebiz

 

Ba bài học trên thương trường mà tỷ phú Jack Ma muốn gửi gắm đến những người trẻ có ước mơ, hoài bão làm giàu: Điều số 2 ai ai cũng phải ghi nhớ!

(Techz.vn) Jack Ma, người đồng sáng lập, biểu tượng của tập đoàn công nghệ khổng lồ Trung Quốc Alibaba cho biết ông sẽ trở lại giảng dạy sau khi từ chức chủ tịch tập đoàn. Ông đã lên “giáo án” cho những bài học của mình để gửi gắm đến người trẻ đang nuôi dưỡng khát khao, hoài bão làm giàu.